Tiểu thành Vua – Vua thành Phật

Nguyễn Thiện Đạo

Đêm trăng… chùa Tiêu Sơn. Thần nhân cùng Phạm Thị.

« Ai đem giăng vãi lên trên hồng trần » ? 

Mái chùa Cổ Pháp cong nỗi đau cùng tiếng khóc trẻ thơ trước cổng chùa. Tiếng khóc như tiếng thần linh hòa khúc nhạc tâm linh để rồi mai sau tìm đúng vầng mây vàng phương nam để tái sinh và hoàn thành sứ mạng. Để rồi đến miền Linh Giác…

Tiếng khóc mỗi lúc mỗi to như sóng biển đập vách đá vang vọng tiếng vàng. Sư Lý Khánh Văn tỉnh giấc nhưng ngỡ mình vẫn nồng trong giấc điệp. Tiếng khóc thôi thúc. Sư ra cổng chùa, giật mình thấy đứa bé bọc tã bên bụi tre. Bé im khóc ngay và nhoẻn một nụ cười. Sư ôm bé vào lòng. Số trời? Tâm linh?

Sư Lý Khánh Văn nhớ… Cũng một đêm trăng, không biết mình tỉnh hay mơ, bóng một thần nhân dẫn một thiếu phụ đến bên giường, thế rồi ấm dần, ấm dần đến lịm chết ngất ngây…

Lý Công Uẩn ra đời bên bụi tre Từ Sơn – Bắc Ninh như thế. Linh ứng?

« Ai đem giăng vãi lên trên hồng quần. » (1)

***

« Bụi trần còn lấm nên sinh con Trời »

Lý Công Uẩn lên sáu, thông minh anh tú, tinh nghịch nhất thời. Một hôm, nhà sư sai Công Uẩn đem oản cúng Hộ pháp, cậu bé khoét oản ăn trước. Đêm đến Hộ pháp báo mộng cho sư biết. Sáng hôm sau, sư gọi Công Uẩn lên mắng. Công Uẩn tức lắm lên chùa đánh cho Hộ pháp ba cẳng tay rồi viết sau lưng tượng mấy chữ: « Đồ tam thiên lý » (đày ba ngàn dặm). Đêm hôm đó, nhà sư lại thấy Hộ pháp mặt tiu nghỉu về nói: « Hoàng đế đày tôi đi xa, xin từ biệt». Nhà sư cho chú tiểu lấy nước rửa bốn chữ sau pho tượng nhưng không sao rửa được.

Đêm khuya chả dám dang chân duỗi

Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng. » ([1])

Biết Công Uẩn là người có khí phách phi thường, từ đó sư Vạn Hạnh ra công dạy dỗ và lo toan cho Công Uẩn nên nghiệp lớn. Khi Ngọa triều hoàng đế Lê Long Đĩnh mất, lòng dân oán ghét, sư Vạn Hạnh và triều thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua mở một triều đại huy hoàng rực rỡ bậc nhất nước Nam.

Rồi năm 1010, với tâm linh, trí tuệ, sáng suốt, táo bạo, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La rồng chầu, hổ phục, dựng nên Thăng Long nghìn năm văn hiến, linh địa đế vương.

***

Thế rồi 230 năm sau, sáu cõi hữu tình, nâng càn khôn lên, đặt gươm đao xuống, vai áo nâu sồng, tay nâng hoàng bào, một chữ tình bay vút chín tầng mây:

Năm 1258, Lý Thái Tổ tái sinh thành Trần Khâm – Trần Nhân Tông?

Tiểu thành vua, vua thành Phật.

Từ thuở niên thiếu, Trần Nhân Tông đã muốn đi tu. Nhưng trước lâm nguy đế quốc bành trướng phương Bắc Mông Nguyên, ngài đã cùng Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh tan quân xâm lược với đại thắng Bạch Đằng năm 1288.

« Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã

Sơn hà thiên cổ điện kim âu » ([1])

(Xã tắc hai phen bon ngựa đá,

Non sông nghìn thuở vững âu vàng)

Năm 1293, sau 14 năm trị vì, ngài truyền ngôi cho Trần Anh Tông, rồi lên núi Yên Tử đi tu.

Nào ngờ : « Dây tơ oan nghiệt còn vương vấn / Oan hồn cung nữ hú chập chờn… »

Nhưng…

Tâm linh dân tộc Việt đã tôn thờ sư Trần Khâm thành Phật Hoàng Trần Nhân Tông tự bao giờ.

Ngài quay bước lên non Yên Tử, thì 100 cung nữ xiêm y lộng lẫy, mơn mởn gió xuân, níu áo nâu sồng. Van lơn, than khóc. Ngài rũ áo, rũ sạch lòng trần, thế là 100 cung nữ lao mình xuống suối tuẫn tiết. Vì thất bại ? Vì lòng trần Phật Hoàng đã hết thì các cô cũng muốn chết theo ? Suối Giải Oan đêm đêm vẫn vọng oan hồn…

Phật Hoàng sáng lập Trúc Lâm Yên Tử, « cảnh thanh u, vật cũng thanh u ». Thơ thiền Trần Nhân Tông :

« Da phấn tóc thơm với má đào

Khi nhìn ai cũng thấy nao nao

Thực chất chỉ toàn toàn xương với thịt

Giết người đau đớn chẳng cần dao. »

« Chân trời bốn phía mịt mù mây

Sầm sập mưa rơi như thác đổ

Thi nhau ánh chớp xé đêm dày. »

 

[1] Thơ Trần Nhân Tông

 

 

 

About Linh Sam (124 Articles)
Như đứa trẻ luôn tò mò khám phá và tích góp trải nghiệm trên hành trình cuộc sống... Liên hệ: radio.lien99@gmail.com

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :