ĐỨA TRẺ THỜI CÔNG NGHỆ

Mấy hôm nay tôi đến Hà Nội , Hải Phòng cũng như gần một vài năm thường xuyên tiếp xúc với trẻ em Việt Nam , tôi nhận ra trẻ em Việt nói riêng và trẻ em thế giới nói chung mắc cùng một chứng bệnh : bệnh ghiền công nghệ!

Người lớn chúng ta đương nhiên là ghiền. Không phủ nhận được những tiến bộ công nghệ đem đến cho chúng ta. Ngày xưa có chiến tranh, nhớ nhau cùng lắm là cánh thư. Bây giờ Skype nhìn mặt nhau mỗi ngày. Hay quá còn gì. Khi công nghệ kết nối con người nó cũng tạo ra rất nhiều những rào cản khác.

Giống như uống thuốc có phản ứng phụ vậy. Không biết về phản ứng phụ của thuốc mà uống bừa thì còn gây ra nhiều hậu quả hơn. Nhất là thứ thuốc này chống chỉ định trẻ em.

Trẻ em mong manh lắm. Phụ huynh chỉ thấy sự mong manh của con khi con sinh ra trong hình hài nhỏ bé và yếu đuối. Phụ huynh không thấy được sự mong manh trong tâm thức và trí tuệ của con. Đứa trẻ đem xuống thế giới này rất nhiều trí tuệ vô biên nhưng đồng thời cũng rất mong manh từ cơ thể đến tâm hồn.

Vậy mà từ bé con phải tiếp xúc với công nghệ, ta biết cho con ăn nhạt, biết khẽ khàng với con nhưng lại kích thích bộ não mong manh , các kết nối thần kinh chưa liền lạc của con bằng những thứ màu sắc âm thanh kích thích nhất. Đó là tivi , iPad, màn hình !
Đứa trẻ thực sự chưa sẵn sàng cho việc bị kích thích quá mức như thế này. Trí tuệ và tâm thức của con chưa sẵn sàng đón nhận một thế giới quá nhiều « vũ lực  » hoặc ồn ào như trong những bộ phim hoạt hình.
Một bé ghét em vì ghen tị đã từng nói rằng : « con sẽ đem em vào phòng dùng quả tạ để nện nó sau đó đập nát nó , cưa làm 6 khúc sau đó quăng xuống đất  » (nhà bé lầu 10)
Trẻ em không có tội . Em mới hơn 3 tuổi. Em chỉ đơn giản bắt chước lại những gì em thấy trong hoạt hình « oggy hoặc chú chó Carris » . Em không hiểu chết là gì vì các nhân vật hoạt hình đứng lên liền ngay sau đó.

Về thể chất , đứa trẻ công nghệ sẽ ngồi một chỗ trong thời gian dài, bị kích động mạnh, bị ảnh hưởng sóng tivi hoặc iPad làm tê liệt hệ thần kinh, bị ảnh hưởng bởi sóng tivi sẽ gây nên ảnh hưởng đến sóng não trên hệ thần kinh và gây tổn thương lên quá trình phát triển các neuron trên não. Sau thời gian dài bị kích thích trẻ trở nên mỏi mệt và chán chường. Các kích thích Khác Bên ngoài Không Còn giá trị với trẻ nữa. Đứa trẻ có xu hướng thản nhiên với những sự vật xung quanh mình. Khốn nỗi Các kích thích kia không bị mất đi mà hình thành nên phong cách của trẻ. Mỗi ngày trẻ xem những hình ảnh nhanh như chớp như vậy, âm thanh rối tinh mù như vậy thì phải có một lúc phải xả ra. Trẻ trở nên lơ ngơ, giảm chú ý thậm chí nặng hơn, tăng động.

Biểu hiện của đứa trẻ công nghệ là cảm xúc rất kém, không có nhiều tình cảm hai chiều. Khả năng cảm nhận cảm xúc của người khác kém, nghe hiểu kém, tay chân lóng ngóng , quậy và đặc biệt là ngôn ngữ kém phát triển.
Đứa trẻ bắt đầu nói tiếng lạ, Anh không Anh Việt không Việt. Và hay nói một mình.
Khả năng cảm xúc rất kém của trẻ bị hình thành từ cảm xúc một chiều khi xem tivi iPad. Vì là cảm xúc đến từ những thứ này không hề có sự tương tác nên tương tác của trẻ cũng kém. Trẻ không hiểu và không tinh tế nhận ra những biểu hiện của người đối diện.

Ngoài ra trẻ còn bị  » sợ « , « nhát  » khi ra ngoài và sợ tương tác với người lạ!

Nếu như ở nhà chỉ cho xem tivi nhiều mà còn cho uống nhiều sữa, ăn ngọt thì trẻ sẽ bị thừa năng lượng mà thiếu thời gian vận động. Trong khi vận động mới là nhân tố lớn nhất giúp não trẻ phát triển. Như vậy, xem tivi iPad nhiều chỉ làm cho trẻ càng ngày càng kém phát triển, thiếu giao tiếp, tăng động giảm chú ý và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Khi ngôn ngữ không phát triển, trẻ sẽ khóc , ăn vạ và la hét thường xuyên hơn.

Thế mà người lớn vẫn không hiểu chuyện gì xảy ra với con mình. Vẫn để con với cái màn hình.

Tôi không nói bạn cấm hẳn con nhưng xin lựa lại những gì cho con xem. Tốt nhất là xem những phim nhẹ nhàng như telepupies và thời gian không quá 30 phút một ngày cho trẻ 3 đến 4 tuổi. 1 giờ cho trẻ 5-6 tuổi và chống chỉ định cho trẻ dưới 2. Tuyệt đối nói không với màn hình.

Nói chuyện nhiều với con. Đọc thơ văn. Hát. Tương tác với con qua tranh vẽ, sách, trò chơi…
Đặc biệt là cho con ra ngoài thiên nhiên. Năng lượng của thiên nhiên là thứ năng lượng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ !

Giảm ngay lượng chất béo và sữa, đường trong khẩu phần dinh dưỡng của con. Nhất là trong những ngày con không hoạt động nhiều. Đừng vỗ béo trẻ. Trẻ tuyệt đối không phải vịt!

Hãy để trong tiềm thức của con là sự duyên dáng của một cành hoa trắng mọc bé nhỏ bên hồ, là niềm hân hoan của cánh diều trên đồng lúa. Là nụ cười khi bắt gặp tia nắng lọt qua kẽ lá, là bàn tay hứng những giọt mưa trong veo. Là nụ cười của cha mẹ . Là những bài hát ru và những kỷ niệm đẹp mà đưa trẻ sẽ vịn vào để sống cả cuộc đời về sau.

Hãy để đưa trẻ sống điềm nhiên và nhận ra thế giới thực này tươi đẹp biết bao nhiêu.
Bố mẹ ơi hãy tắt cái tivi, dẹp ngay iPad mà nắm bàn tay bé bỏng của con, cho con cảm nhận vẻ đẹp cuộc đời này ! Có được không ?

Người lớn cũng vậy . Đôi khi hãy bỏ màn hình xuống để cảm nhận mùi thơm một đóa hoa và thấy tâm hồn nở ra trong sáng ngọt ngào.

Catherine Yến Phạm

Người sáng lập và Hiệu trưởng trường Sunshine Village – Vietnam

About admin17 (441 Articles)
https://tieudaoquanblog.wordpress.com/

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :