Pháp có diện tích 640.000 km2 với hơn 66 triệu dân, là nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội là 2.700 tỉ euro vào năm 2014. Pháp là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói thấp nhất, tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn, đồng thời có dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu, vận tải công cộng và an ninh được xếp vào loại tốt nhất thế giới.

Nước Pháp có lục địa nằm tại Tây Âu và có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác, Pháp giáp với với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thuỵ sĩ, ý, Monaco , Andorra và Tây Ban Nha.

Pháp được cả thế giới biết đến với nền kinh tế rất phát triển. Theo công bố của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh tế lớn thứ 3 của Liên minh châu Âu, chỉ đứng sau Đức và Anh quốc. Trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới Fortune Global, Pháp sở hữu tới 30 công ty và có nhiều công ty khác cũng đóng trụ sở ở Pháp.

Chính phủ Pháp nắm đa số vốn trong các công ty chuyên về cơ sở hạ tầng quan trọng như đường sắt, điện, hàng không và viễn thông. Tuy nhiên, sức mạnh của nền kinh tế Pháp nằm ở số lượng lớn doanh nghiệp tư nhân (gần 2.5 triệu công ty đã đăng ký). GDP năm 2014 của Pháp là gần 2.700 tỷ euro, trong đó nông nghiệp chiếm 1,9%, công nghiệp chiếm 18,3% và dịch vụ chiếm 79.8%. Xét trên giác độ lực lượng lao động, số người làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm 3,8%, ngành công nghiệp chiếm 24,3% và ngành dịch vụ chiếm 71.8%.

Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Pháp là lúa mì, ngũ cốc, củ cải đường, khoai tây, rượu nho, thịt bò, sản phẩm từ sữa, cá. Chính phủ Pháp khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn về chất lượng như “Label Rouge” (nhãn Đỏ) đối với thịt, gia cầm và rau quả để đảm bảo sản xuất theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn đã được thiết lập.

Thu hoạch nho tại Pháp (Ảnh: www.wineterroirs.com)
Thu hoạch nho tại Pháp (Ảnh: http://www.wineterroirs.com)
.
Cánh đồng lúa mì tại Pháp (Ảnh: agra-net.net)
Cánh đồng lúa mì tại Pháp (Ảnh: agra-net.net)
.

Chính phủ Pháp cũng quy định phải đóng nhãn mác về xuất xứ hàng hóa nhằm đảm bảo các loại rượu, sữa, bơ hoặc phô mai có nguồn gốc đáng tin cậy. Pháp cũng giám sát chương trình cấp chứng nhận đảm bảo rằng quá trình chuẩn bị, chế biến và đóng gói sản phẩm tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định, ví dụ như chương trình thực phẩm hữu cơ chứng nhận các sản phẩm nông sản và thực phẩm đã được sản xuất không sử dụng các loại phân bón bị cấm và tuân thủ theo một tiêu chí đặc biệt.

.

marin-cheeses

.

Kết quả là vào năm 2010, thị trường thực phẩm hữu cơ Pháp đã đạt doanh thu tới 4,7 tỷ USD, với mức tăng trưởng 11%, trong đó 80% doanh số bán ra là qua các cửa hàng đặc biệt và cửa hàng bán lẻ thực phẩm hữu cơ, 12% được bán thẳng từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng và 8% qua các thương nhân.

Các sản phẩm chính của ngành công nghiệp Pháp là máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải (như ôtô, tầu hoả, máy bay), sắt thép, thiết bị điện, điện tử, hoá chất, nông sản, thực phẩm, rượu vang, rượu mạnh, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm…

Cả thế giới đã chứng kiến tài năng thiết kế của người Pháp khi chế tạo ra tầu hoả cao tốc, thiết bị điện phức tạp, tên lửa, vệ tinh viễn thông, máy bay (như các loại máy bay Airbus, siêu thanh Concorde, Caravelle, Mystère, Mirage), hay các sản phẩm ô tô nổi tiếng của các công ty có tên tuổi như Renault và PSA Peugeot Citroën, đây là những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới và hiện đang chiếm 24% thị phần thị trường ô tô ở châu Âu. Bên cạnh đó, nước Pháp cũng thường được nhắc đến với các sản phẩm tiêu dùng nổi tiếng thế giới như nước hoa Chanel, rượu vang Bordeaux, săm lốp Michelin, đồ sứ Limoges, đồ làm bếp Moulinex…

.

(Ảnh: digitallook.com)
(Ảnh: digitallook.com)

Với việc thu nhập từ ngành dịch vụ mang lại 79.8% thu nhập cho nước Pháp, phải kể đến kết quả này có được là dựa trên việc bảo tồn các di sản văn hóa, bảo tồn thiên nhiên. Pháp được xếp hạng là điểm đến hàng đầu thế giới, có tới 84,7 triệu du khách nước ngoài đã tìm đến nước Pháp trong năm 2013, vượt trội hơn hẳn so với nước có số lượng người đến du lịch đứng thứ 2 là Mỹ (69,8 triệu lượt khách) và Tây Ban Nha (60,7 triệu lượt khách). Khả năng thu hút du khách này nhờ có các thành phố với nhiều di sản văn hoá (đứng đầu là Paris), các bãi biển và các khu nghỉ dưỡng ven biển, các khu trượt tuyết, các vùng nông thôn đẹp và yên bình thích hợp với du lịch xanh.

.

Du lịch tại Pháp (Ảnh: frenchentree.com)
Du lịch tại Pháp (Ảnh: frenchentree.com)
.

Nhằm gìn giữ và khôi phục giá trị di sản thiên nhiên, Chính phủ Pháp đã xây dựng 7 công viên quốc gia, 132 khu bảo tồn thiên nhiên, 463 khu bảo vệ sinh cảnh, 389 khu vực được bảo vệ bởi cơ quan bảo tồn sinh thái miền duyên hải, 35 công viên thiên nhiên ở các vùng, chiếm hơn 7% diện tích lãnh thổ.

Công viên Quốc gia Cevennes, Pháp. (Ảnh: travel.nationalgeographic.com)
Công viên Quốc gia Cevennes, Pháp. (Ảnh: travel.nationalgeographic.com)

.

Bên cạnh đó, Chính phủ Pháp đã bảo vệ các khu rừng rậm (ước chiếm 26% lãnh thổ, xếp vị trí thứ 3 của Công đồng châu Âu sau Thụy Điển và Phần Lan). Diện tích rừng của Pháp đã tăng 35% so với năm 1945 và đã tăng lên gấp đôi so với 200 năm về trước. Một điểm đặc biệt nữa không thể không kể đến là chính sách bảo vệ các loài động vật được thực thi một cách hiệu quả, kết quả là số lượng các loài thú lớn đang tăng lên rõ rệt trong vòng 20 năm qua, điển hình là số hươu đã tăng lên gấp đôi còn số hoẵng thì tăng lên gấp ba.

.

Aiguilles Rouges, Pháp. (Ảnh: travel-pictures.1-my.com)
Aiguilles Rouges, Pháp. (Ảnh: travel-pictures.1-my.com)

.

Chính vì những chính sách hữu hiệu này nên ngày càng có nhiều khách du lịch đến Pháp, dường như Pháp là điểm dừng chân không thể thiếu đối với những người du lịch.

Ngoài việc đến du lịch Pháp nhằm hòa mình vào với thiên nhiên, các du khách nước ngoài còn đến Pháp vì nền văn hóa Pháp. Mỗi ngày đều có rất đông du khách tham quan bảo tàng Louvre hay Trung tâm Georges Pompidou và tham dự vào các buổi biểu diễn của nhà hát Opera-Bastille hay Comédie-Franỗaise.

Bảo tàng Louvre (Ảnh: marketplace.secondlife.com)
Bảo tàng Louvre (Ảnh: marketplace.secondlife.com)
.
Bảo tàng Louvre (Ảnh: worldfortravel.com)
Bảo tàng Louvre (Ảnh: worldfortravel.com)

.

Sự sôi động của nền nghệ thuật được gắn với chính sách văn hóa truyền thống độc đáo của Pháp với sự tác động thường xuyên của Nhà nước.

Đất nước Pháp được mệnh danh là cái nôi văn hóa châu Âu với các công trình văn hóa đồ sộ nổi tiếng trên toàn thế giới.

.

Người dân Pháp luôn quan tâm đến việc phát triển và xây dựng nền văn hóa mỗi ngày thêm đa dạng màu sắc. Có thể kể tên những địa danh gắn liền với những đặc điểm riêng biệt thu hút khách du lịch như Paristhủ đô Pháp và là kinh đô ánh sáng, thành phố Bordeaux – thành phố của rượu vang thuộc vùng Tây Nam nước Pháp, thành phố Lile với rất nhiều những công trình kiến trúc xinh đẹp, thành phố Strasbourg: thành phố lịch sử của nước Pháp, thành phố Nante được mệnh danh là thành phố đáng sống nhất ở châu Âu, thành phố Lyon mang đậm tính lịch sử từ thời La Mã với nhiều nhà hàng nổi tiếng, thành phố Cannes nơi tổ chức Liên hoan phim Cannes hàng năm, khu nghỉ dưỡng Nice của vùng French Riviera, thành phố cảng Marseille lớn nhất ở vùng Provence. Ngoài ra còn rất nhiều địa danh nổi tiếng khác như lâu đài cổ lộng lẫy Chambord, lâu đài Versailles, bảo tàng Lourve, Claude Monet, bảo tàng Tapisserie de Bayeux, Khải Hoàn Môn và đại lộ Champs Elysses.

.

Bordeaux là một thành phố cổ kính lãng mạn được gọi là “Vẻ đẹp ngủ quên” (Ảnh: bordeaux-apartment.com)
Bordeaux là một thành phố cổ kính lãng mạn được gọi là “Vẻ đẹp ngủ quên” (Ảnh: bordeaux-apartment.com)
.
Nante được xem là thành phố đáng sống nhất ở châu Âu. (Ảnh: fodors.com)
Nante được xem là thành phố đáng sống nhất ở châu Âu. (Ảnh: fodors.com)
.
Cung điện Versailles (Ảnh: infrancia.org)
Cung điện Versailles (Ảnh: infrancia.org)
.
Lâu đài Versailles (Ảnh: mit.edu)
Bên trong cung điện Versailles (Ảnh: mit.edu)
.
Thành phố cảng Marseille (Ảnh: erasmusu.com)
Thành phố cảng Marseille (Ảnh: erasmusu.com)
.

Khách du lịch đến Pháp còn cảm nhận được văn hóa lịch sự của người Pháp. Trong cuộc sống đời thường, người Pháp luôn được đánh giá là lịch sự, trang trọng, cẩn thận về ăn mặc, trang trí đi đứng và giao tiếp. Người Pháp luôn có sự tôn trọng lẫn nhau, cũng như tôn trọng tự do cá nhân của người khác. Họ cũng luôn tôn trọng giờ giấc và những cuộc hẹn hay những buổi làm việc, hội họp. Điều này được xem như một trong những “nguyên tắc sống” của người Pháp. Đặc biệt, người Pháp luôn tự hào về những gì họ có, nhất là văn hóa hay những nghề thủ công mà tổ tiên họ truyền lại, họ luôn có ý thức lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa ấy.

.

Một quán cafe ngoài trời tại Pháp (Ảnh: enjoythejourney.org.uk)
Một quán cafe ngoài trời tại Pháp (Ảnh: enjoythejourney.org.uk)
.
Nhiều thế hệ trong một gia đình cùng tham gia lễ diễu hành tại Pháp (Ảnh:oh-i-see.com)
Nhiều thế hệ trong một gia đình cùng tham gia lễ diễu hành tại Pháp (Ảnh:oh-i-see.com)
.
Trẻ em mặc trang phục truyền thống tham gia lễ diễu hành (Ảnh: oh-i-see.com)
Trẻ em mặc trang phục truyền thống tham gia lễ diễu hành (Ảnh: oh-i-see.com)

.

Chính quyền tích cực tiến hành chính sách phổ biến văn hóa, trước hết thông qua nỗ lực giáo dục và đào tạo thanh thiếu niên. Vị trí được dành cho giảng dạy nghệ thuật- chủ yếu là âm nhạc và nghệ thuật tạo hình đã được đầu tư và phát triển mạnh. Chính phủ cho xây dựng một hệ thống dày đặc các học viện âm nhạc cấp khu vực và thành phố, cho phép thực hành âm nhạc, kịch nghệ và nghệ thuật múa và thành lập nhiều cơ sở chất lượng cao được dành cho công tác đào tạo các nghệ sĩ chuyên nghiệp tương lai, ví dụ như Nhạc viện quốc gia, Trường Mỹ thuật quốc gia, Trường kịch nghệ quốc gia, Trường Nhiếp ảnh quốc gia và Quỹ châu Âu các nghề hình ảnh và âm thanh.

.

Thư viện Quốc gia Pháp (Ảnh: theeuropeanlibrary.org)
Thư viện Quốc gia Pháp (Ảnh: theeuropeanlibrary.org)

.

Bên cạnh đó, Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thư viện trên khắp nước Pháp. Thư viện trở thành một trong số các địa điểm văn hóa được nhiều người lui tới nhất ở Pháp. Bên cạnh các thư viện của trường học và đại học, nước Pháp có khoảng 3.000 thư viện thành phố. Ví dụ Paris có các thư viện nổi tiếng như thư viện của Trung tâm Georges Pompidou, thư viện Arsenal, thư viện Saint-Genevière và Mazarine. Riêng thư viện Quốc gia Pháp có khả năng chứa 30 triệu tác phẩm và tiếp nhận các kho sách, bản in, ấn phẩm định kỳ và kho âm thanh của thư viện quốc gia Richeulieu trước đây.

Tất cả các yếu tố trên đã mang lại hình ảnh đất nước Pháp và con người Pháp đã thu hút rất nhiều người dân trên toàn thế giới đến Pháp để tìm hiểu và Pháp đã được vinh danh là quốc gia đón nhiều khách du lịch nhất trên thế giới trong nhiều năm liên tiếp.

.

Một con đường trong thành phố cổ Antibes ở Pháp. (Ảnh: oceanindependence.com)
Một con đường trong thành phố cổ Antibes ở Pháp. (Ảnh: oceanindependence.com)

Nhật Hạ tổng hợp

https://www.dkn.tv/kinh-te/nuoc-phap-trung-tam-kinh-te-va-van-hoa-cua-chau-au.html