Chư Đăng Ya

Chư Đăng Ya nằm cách thành phố Pleiku 30km về hướng đông bắc, thuộc địa bàn xã cùng tên, huyện Chư Păh. Trên đường đến đây sẽ đi qua thắng cảnh hồ T’nưng nổi tiếng của tỉnh Gia Lai, khi « Đôi mắt Pleiku Biển Hồ đầy » nằm giữa và cách ngọn núi lửa dã quỳ chỉ 20km đường. Đây được coi là cung đường vàng, trọng điểm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Gia Lai hiện nay, với đầy đủ những địa điểm du lịch đẹp nhất bao gồm Biển Hồ, con đường thông xã Nghĩa Hưng, những đồi chè, chùa Bửu Minh, rẫy cà-phê… với điểm nhấn đẹp nhất chính là ngọn núi lửa Chư Đăng Ya.

Đường lên núi lửa

 Theo những người Jrai đang sinh sống ở làng Ia Gri dưới chân núi, Chư Đăng Ya dịch theo tiếng địa phương có nghĩa là « Củ gừng dại ». Đây là một ngọn núi lửa đã chết, có niên đại hàng triệu năm và đã ngừng phun dung nham từ lâu. Điều đặc biệt là hình dáng của nó, nhìn từ xa hay từ trên cao, Chư Đăng Ya có hình dáng như một lòng chảo, một hình phễu khổng lồ.

Trong lòng chảo

Lòng của nó chính là lớp đất đỏ basalte màu mỡ, kết quả của lớp dung nham tích tụ hàng triệu năm trước. Chính lớp đất đỏ basalte đã làm cây cỏ ở đây quanh năm xanh tốt, cây trồng không phải tưới nước.

Trong lòng chảo, là những nương rẫy đồng bào Jrai trồng trọt ngô, khoai, bí đỏ, dong riềng… làm nguồn lương thực. Và đến thời điểm tháng 11, 12 cả ngọn núi sẽ hóa màu vàng rực bởi những thảm dã quỳ khổng lồ, từ đường vòng chân núi, đường lên núi, những triền hoa bên miệng « lòng chảo », bên miệng chiếc phễu khổng lồ… tất cả đều là dã quỳ.

Nhìn từ trên đỉnh

Dã quỳ ở Gia Lai chỗ nào cũng có, cũng nhiều nhưng không đâu lại dày, đẹp và độc đáo như núi lửa Chư Đăng Ya.

Hoa dã quỳ tràn ngập khu vực

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :