Thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam

Trong 2 ngày 9/8 và 10/8, hơn 900 000 học sinh trên cả nước đã bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ gồm 3 bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và 2 bài thi tổng hợp Khoa học Tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHTN gồm tổ hợp của 3 môn Vật lý, Hóa học và Sinh học. Bài thi KHXH đối với thí sinh THPT gồm tổ hợp của 3 môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân và đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên (GDTX – cho những người lớn tuổi) gồm tổ hợp của 2 môn Lịch sử, Địa lý.

Kỳ thi diễn trong trong 1 ngày rưỡi (1,5 ngày).

Thí sinh THPT phải thi 3 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH. Thí sinh GDTX phải thi 2 bài thi bắt buộc Toán, Ngữ văn và 1 bài thi tự chọn KHTN hoặc KHXH.

Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN và KHXH thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan; mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN). Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính do Bộ GD-ĐT cung cấp. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.

Hệ thống giáo dục Việt Nam

1/ Giáo dục mầm non :

Đối tượng : trẻ em từ 3 – 6 tuổi. Mục tiêu : Nuôi dưỡng tư duy và thói quen sinh hoạt  của trẻ.


2/ Giáo dục cơ bản :

Tổng cộng 12 năm, chia làm 3 giai đoạn : cấp 1  bậc tiểu học, cấp 2 bậc trung học cơ sở, cấp 3 bậc trung học phổ thông. Bậc tiểu học và trung học tổng cộng 9 năm, là bậc giáo dục bắt buộc.

Tiểu học :

Bậc tiểu học bắt đầu từ 6 – 11 tuổi, học từ lớp 1 – lớp 5, tổng cộng 5 lớp, là bậc giáo dục bắt buộc đối với mỗi công dân.

Các môn bắt buộc : Toán, Tiếng việt, Tự nhiên xã hội ( lớp 1,2,3) , Khoa học, Lịch sử, Địa lý ( lớp 4,5) , Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học (tự chọn), Anh văn (lớp 3,4,5 tự chọn, có trường bắt đầu dạy từ lớp 1). Trước đây sau khi hoàn thành bậc tiểu học, học sinh cần thi tốt nghiệp để chuyển cấp nhưng hiện nay đã không còn kì thi này.

Trung học cơ sở :

Bậc trung học cơ sở bắt đầu từ 11 – 15 tuổi, học từ lớp 6 – lớp 9, tổng cộng 4 lớp. Các môn bắt buộc : Toán, Vật lý, Hóa học (lớp 8,9) , Sinh vật, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân , Ngoại ngữ ( Anh, Pháp, Nga, Trung , Nhật), Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học. Ngoài ra còn một số môn học như : Hoạt động ngoại khóa, Học nghề, Thơ ca học đường.

Ngày trước, học sinh cần phải trải qua kì thi tốt nghiệp trung học cơ sở mới đủ điều kiện tốt nghiệp. Bắt đầu từ năm 2006, kỳ thi tốt nghiệp này đã không còn nữa, thay vào đó sẽ lấy điểm 4 năm học làm điều kiện xét tốt nghiệp, những học sinh nào có nguyện vọng tiếp tục học lên cấp 3 sẽ tham gia vào kì thi tuyển chọn riêng.

Trung học phổ thông :

Bậc trung học phổ thông bắt đầu từ 15 – 18 tuổi, học từ lớp 10 – lớp 12. Muốn vào học trường cấp 3 công lập học sinh nhất định sau khi hoàn thành chương trình cấp 2 phải tiếp tục tham gia và vượt qua được kì thi tuyển chọn riêng. Để tốt nghiệp cấp 3, học sinh phải tham gia kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tại Việt Nam của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

 Một số trường giáo dục chuyên biệt :

Trường trung học năng khiếu :

Đối tượng : những học sinh cấp 3 ưu tú.

Trường giáo dưỡng :

Đây là loại hình trường đặc biệt dành cho các thanh thiếu niên phạm tội. Trong trường, các học sinh này được học văn hóa, được dạy nghề, giáo dục đạo đức để có thể ra trường, về địa phương sau một vài năm. Các năm trước, các trường loại này do Bộ Công an Việt Nam quản lý, nhưng bây giờ, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội quản lý.

Trung tâm giáo dục thường xuyên :

Nơi phổ cập giáo dục cho tất cả các lứa tuổi.

Trường phổ thông dân tộc nội trú :

Đây là các trường nội trú dặc biệt, có thể là cấp II hoặc có thể là cấp III. Các trường này dành cho con em các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế – xã hội nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ cho các địa phương này. Học sinh được ở tại trường và được cấp kinh phí ăn, ở.

3/ Giáo dục sau phổ thông :

Trung cấp, dạy nghề :

Cần tốt nghiệp cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông hay tương đương để có thể học nghề, trung cấp.

Đây là chương trình học dạy nghề dành cho người không đủ điều kiện vào đại học hoặc cao đẳng.

Dự bị đại học :

Các học sinh dân tộc ít người nếu không trúng tuyển vào đại học có thể theo học tại các trường dự bị đại học. Sau một năm học tập, các học sinh này có thể chọn một trong các trường đại học trong cả nước để theo học (trừ Trường Đại học Ngoại thương và các trường thuộc ngành quân sự).


Cao đẳng :

Sinh viên phải tham gia kỳ thi tuyển sinh trực tiếp vào cao đẳng hoặc điểm thi vào đại học thấp hơn điểm quy định nhưng lại đủ để vào cao đẳng thì đăng ký vào học cao đẳng. Chương trình cao đẳng thông thường kéo dài 3 năm. Tuy nhiên, một số trường cao đẳng có thể kéo dài đến 3 năm rưỡi hoặc 4 năm để phù hợp với chương trình học. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, một số trường có liên kết để sinh viên tiếp tục học lên Đại học.

Đại học :

4 – 6 năm

Học sinh cấp 3 sau khi hoàn thành kì thi tốt nghiệp quốc gia tiếp tục tham gia vào kì thi tuyển sinh đại học mới có thể tiến vào học tại các trường đại học trong cả nước. Chương trình đại học kéo dài từ 4 – 6 năm, 2 năm đầu là chương trình đại cương và 2 – 4 năm sau là chương trình chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên sẽ nhận được bằng chứng nhận và được gọi là cử nhân hoặc kiến trúc sư.

Theo kết quả giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, tính đến nay, cả nước đã có 409 trường ĐH, CĐ, trong đó có 307 trường được thành lập mới hoặc nâng cấp trong 10 năm qua. Với số trường mới này, 35 tỉnh, thành đã có thêm trường ĐH, CĐ mới ; số tỉnh, thành có trường ĐH là 40, có trường CĐ là 60, có ít nhất một trường ĐH hoặc CĐ là 62 .

4/ Giáo dục sau đại học :

Thạc sĩ : Thời hạn đào tạo từ 1 – 2 năm

Tiến sĩ : thời hạn đào tạo từ 1 – 4 năm

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :