TỪ ĐÂU CÓ QUỐC KỲ VIỆT NAM ?

Hỡi những ai máu đỏ da vàng
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.       

Lá cờ của Mặt trận Việt Minh

Lá cờ đỏ sao vàng trong nhiều thập kỷ qua luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Tháng 7-1940, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ, do ông Tạ Uyên – Bí thư Xứ ủy – chủ trì, được tổ chức tại nhà bà Lê Thị Lợi (Năm Dẹm) ở xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) nhằm đề ra chủ trương phát động cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Nam kỳ, giành chính quyền về tay nhân dân.   Tại Hội nghị, có một ý kiến được nêu ra là, cuộc khởi nghĩa cần phải có một lá cờ để tập hợp, hiệu triệu quần chúng xông lên chiến đấu một mất một còn với kẻ thù thực dân xâm lược. Cũng trong hội nghị, có bậc lão thành nhớ lại, năm 1931, trong một lớp huấn luyện ở trong tù, ông Trần Phú – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản VN) – khi đề cập đến triển vọng của cách mạng nước ta, có nói là, sau khi giành được độc lập, sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quốc kỳ sẽ là lá cờ đỏ có ngôi sao vàng năm cánh ở chính giữa với ý nghĩa là màu đỏ của nền cờ màu biểu tượng cho tính triệt để chiến đấu của cách mạng, ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc, gồm sĩ, nông, công, thương, binh.

Sau khi thảo luận, Hội nghị Xứ ủy quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của cuộc khởi nghĩa. Sau đó, Xứ ủy phân công cho ông Nguyễn Hữu Tiến sáng tác mẫu cờ và những lá cờ đỏ sao vàng được may bí mật tại hiệu may Ba Lễ -một cơ sở cách mạng – ở Sài Gòn.

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :