Site icon ĐOÀN KẾT – TỎA SÁNG: Chuyên trang thông tin sự kiện và bài viết văn hóa, cộng đồng

Nghệ thuật châu Âu: Trường phái Tân Nghệ thuật

Bạn sống ở Paris, trung tâm của văn hóa, tư tưởng và nơi hội tụ của các dòng chảy nghệ thuật châu Âu. Dòng chảy nghệ thuật ấy được bao thế hệ nghệ sĩ tạo ra bằng sự say sưa, mê đắm của mình trước vẻ đẹp của các nàng « thơ », nàng cảm hứng – còn được thần thoại Hy Lạp gọi là các nữ thần Muses. Paris diệu kỳ ở chỗ, không cần phải đến các bảo tàng mới nhất định chiêm ngưỡng được nghệ thuật thật sự, mà dòng chảy của nghệ thuật từ xưa đến nay, từ thời nhà thờ Đức Bà Paris đến thời đương đại đều lan tỏa, tưới mắt khắp các con đường, con phố, con hẻm ở Paris. Và nếu để ý hoặc đã tìm hiểu, bạn hẳn cũng sẽ biết, ngay họa tiết, hoa văn ở lối vào các métro cũng chính là biểu hiện của một trong những trường phái nghệ thuật quan trọng nhất của châu Âu: trường phái Tân nghệ thuật, hay Nghệ thuật mới.

By Guillaume Baviere from Helsingborg, Sweden (2009-08-15 Uploaded by Paris 17) [CC BY 2.0 (http://creativecommons.org/licenses/by/2.0)], via Wikimedia Commons

.

Trường phái Tân nghệ thuật (Nghệ thuật mới) trước hết để nói về dòng chảy của nghệ thuật và phong cách xuất hiện ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nguồn gốc tạo ra trường phái này liên quan đến ý tưởng về một nền “Nghệ thuật hiện đại” nhằm phá vỡ nghệ thuật Tân cổ điển lúc bấy giờ, hay chính xác hơn là về một nền nghệ thuật “dành cho tất cả công chúng”, không còn bị theo khuôn khổ của chủ nghĩa kinh viện và vốn chỉ dành cho một số người. Ý tưởng này dù đã được bắt đầu nhiều năm trước đó, thậm chí vài thập kỷ trước (ở Anh, nhà cố vấn William Morris, John Ruskin, hay ở Pháp với Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc đã bàn về việc này), thì khái niệm chính thức được đưa ra vào năm 1881 trong Tạp chí Nghệ thuật hiện đại của Bỉ để nói về những tác phẩm nghệ thuật bỏ lối kinh viện chủ nghĩa, đaị diện cho tính hiện đại mới. Được lấy cảm hứng từ văn hóa Ăng-lô xắc-xông, Nghệ thuật mới được công nhận tại Triển lãm thế giới vào năm 1900 tại Paris và rất được ưa chuộng lúc bấy giờ trong cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ; trường phái này còn được biết đến dưới nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước : Jugendstil (thuộc thời Jugend, được thành lập tại Munich năm 1896), Modernismo hoặc Arte Joven (taị Tây Ban Nha), Phong cách thế kỷ XX (taị Bỉ), Nieuwe Kunst (tại Hà Lan), Stile Liberty hoặc Stile Floreale (taị Ý), v.v.

 

.

Tại Pháp, thời kỳ Tân nghệ thuật tương ứng với Thời kỳ tươi đẹp (1890-1914), có thể nó được đặc điểm hóa từ nghệ thuật Tân Baroque của Châu Âu thời kỳ này vì nó không hề giống với trường phái Tân cổ điển của Đức và Pháp đương thời, sau đó nó nhận được đánh giá cao từ các tầng lớp quý tộc và các nhà buôn nghệ thuật. Ở Paris, vào ngày 26 tháng 12 năm 1895, Samuel Bing mở lại một cửa hàng nhỏ ở địa chỉ số 22 phố Provence, lấy tên là Tân nghệ thuật. Ở đó đã thành nơi triển lãm của  những tên tuổi lớn, ngày nay được xem là những « cha đẻ » tạo ra chủ nghĩa Tân nghệ thuật, như: Munch, Rodin, Tiffany, hay Toulouse-Lautrec. Ngoài Paris thì Nancy cũng thực sự là trung tâm phát triển của dòng chảy này. Nơi này đã tiếp đón khá nhiều nghệ sĩ Pháp từ chối chính quyền Đức sau trận đánh Sedan; từ năm 1890 đến 1914, dưới sự thúc đẩy của Émile Gallé, anh em nhà Daum và cả Jacques Grüber, “trường phái Nancy” đã tạo nên được dấu ấn của mình, từ các loại đồ dùng bằng thủy tinh cho đến đồ gia dụng, có thể nói một số lượng đáng kể tác phẩm đã có cách thiết kế được trực tiếp lấy cảm hứng từ thiên nhiên và những hình dạng xoắn uốn lượn.

Một thiết kế lọ hoa của Emile Gallé, Nancy, 1900.

Par Yelkrokoyade (Travail personnel) [CC BY-SA 3.0 (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0)], via Wikimedia Commons

Cửa vào với trang trí theo phong cách Tân nghệ thuật của nhà hàng La Cigale, Nantes.  

Par Velvet (Travail personnel) [GFDL (http://www.gnu.org/copyleft/fdl.html) ou CC BY-SA 3.0 (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0)], via Wikimedia Commons

.

Tuy nhiên, những trung tâm chính của Tân nghệ thuật lại nằm ở Bỉ và Lorraine: về kiến trúc và thiết kế nôị thất, Bruxell được “ghi tên” vĩnh viễn vào chủ nghĩa hiện đaị; chúng ta có thể đề cập đến những công trình đầu tiên như khách sạn Tassel và công trình của Paul Hankar. Cho đến những năm của thập niên 70, trường phái này được gọi chung là Modern Style và đã thống trị các cảm hứng thiết kế khắp nơi. Cho đến những năm 80, nó được thay bằng thuật ngữ gốc Bỉ “Tân nghệ thuật” vì các tác phẩm quan trọng ở nước Bỉ được yêu thích và thu hút rất nhiều sự quan tâm của công chúng.

By Henry Townsend (Own work (own photo)) [Public domain], via Wikimedia Commons

.

Sau Triển lãm thế giới tại Paris vào năm 1900, Tân nghệ thuật có khi được goị là phong cách nui mì vì hình dáng những đường uốn lượn đặc trưng của mình, hay cũng được gọi là phong cách tàu điện ngầm vì sự tương quan của nó với việc thực hiện những lối vào tàu điện ngầm Paris của Hector Guimard.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một phong trào nghệ thuật mới laị xuất hiện và làm thay đổi những mẫu họa tiết của Tân nghệ thuật, đồng thời cũng đưa vào những kiểu dáng hình học hơn; phong trào này sau đó được gọi là Art Déco (1920-1940)

Nhiều tác phẩm thuộc trường pháp Tân nghệ thuật đã biến mất ở nửa sau thế kỷ XX vì là nạn nhân của việc đầu cơ bất động sản, chẳng hạn ở Bruxelle. Ngày nay, nền Tân nghệ thuật này đã nhận được mối quan tâm và nhìn nhận của công chúng.

***

Vài nguyên tắc chủ đạo của trường phái Tân nghệ thuật:

Những sáng tạo của Tân nghệ thuật đều theo 4 nguyên tắc sau:

Nhìn chung, Tân nghệ thuật là sự khẳng định niềm tin cho một sự phát triển liên tục, bỏ qua mọi cấm đoán, đứt gãy, vốn là nguồn gốc của giáo điều lịch sử, xã hôị. Khi nghệ thuật này được đẩy đến cực đoan, khát vọng cuả tự do đã làm cho nó được xem như mục tiêu liên quan đến những tình trạng hỗn loạn (tạp chí Blanche, 1892).

.

Vài kỹ thuật và họa tiết chủ đạo của trường phái Tân Nghệ thuật:

Tân nghệ thuật kết hợp vật liệu truyền thống (đá, gỗ) với vật liêụ mới (thép); trước hết để phá vỡ truyền thống và Tân cổ điển; người ta không ngần ngại đưa vào những kỹ thuật mới (như dán nhiều lớp kính hoặc những thanh gỗ tẩm keo được tiếp xúc với hơi nước, được phát triển bởi Michael Thonet vào năm 1850) để được đặt sâu vào trong tính hiện đaị, đồng thời còn làm tăng thêm giá trị của đồ vật đó. Như vậy, mục đích của thuyết Tân cổ điển là mang tính nghệ thuật và thiên nhiên vào trong đồ vật hàng ngày

Những sự đổi mới cuả nó rất quan trọng, tuy nhiên, để nói về hình dáng bên ngoài, nhất là về trang trí: thì đặc biệt là lá cây có gai, luôn được ưu tiên trang trí về cây cỏ, đã được thay bằng những họa tiết cây cỏ khác cây anh túc, hoa tulip, hoa lily… Ngoài ra người ta còn đưa thêm vào những hoạ tiết động vật mới và đặc trưng như chuồn chuồn hay bươm bướm, trái ngược laị với những hoạ tiết động vật “cao quý” mà trước nay vẫn được độc quyền đaị diện. Hình ảnh ngườì phụ nữ cuối cùng cũng được ưu tiên đưa vào, một biểu tượng tối cao của vẻ đẹp: những nhân vật nữ Alfons Mucha tô điểm nhiều áp phích của các nhà hát trước khi hình ảnh của các vũ công Loie Fuller được lưu danh muôn thuở trên nắp bộ tản nhiệt Noel trang trí mui xe Rolls Royce.

.

Những nghệ sĩ tiêu biểu và lĩnh vực mang dấu ấn của họ :

Kiến trúc : Antonio Gaudi (1852-1926), Hector Guimard (1867-1942), Victor Horta (1861-1947), Louis Henry Sullivan (1856-1924).

Kim hoàn: René Lalique (1860-1945), Henri Vever (1854-1922).

Đóng gỗ quý :

Peter Behrens (1868-1940)

Henry Bellery-Desfontaines (1867-1909)

Adolphe Chanaux (1887-1965)

Alexandre Charpentier (1856-1909)

Jules Chéret (1836-1933)

Paul-Émile Colin (1867-1949)

Édouard Colonna (1862-1948)

André Fréchet (1875-1973)

Eugène Gaillard (1869-1942)

Émile Gallé (1846-1904)

Jacques Gruber (1870-1936)

Georges Hoenchel (1855-1915)

Josef Hoffmann (1870-1956)

Charles Mackintosh (1868-1928)

Louis Majorelle (1859-1926)

Eugène Vallin (1856-1922)

Henri Van de Velde (1863-1957)

Trang trí : Siegfried Bing (1838-1905), Paul Follot (1877-1941), Léon-Albert Jallot (1874-1967), Henri Honoré Plé (1853-1922), Louis Comfort Tiffany (18481923).

In ấn nghệ thuật: Émile André

Hội họa: Gustav Klimt, Edvard Munch, Charles Rennie Mackintosh, Henri de Toulouse-Lautrec.

Điêu khắc: François-Rupert Carabin (1862-1932), Raoul Larche (1860-1912)

Đồ họa, minh họa ý tưởng: Eugène Grasset (1841-1917), Alfons Mucha (1860-1939)

Nghề làm thuỷ tinh: 

Dòng họ Daum : Jean (1825-85), cha của Auguste (1853-1909) và Antonin (1864-1940) ; Paul (1888-1944), con của Auguste ; Michel (sinh năm 1900), con cuả  Antonin.

Émile Gallé (1846-1904).

Anh em nhà Muller

Charles Schneider

.

***

Tổng hợp thông tin, dịch, viết bài: Cao Phương Khanh