Tại quầy sách Tết Đinh Dậu ngày 04 tháng 2 năm nay ở Pavillon Baltard, các bạn độc giả sẽ tìm thấy những cuốn sách thú vị, ý nghĩa để đọc đầu Xuân, để sưu tầm cho tủ sách gia đình.
Những ai yêu sách chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội chọn sách đầu năm: Chọn một quyển sách cũng là chọn cho mình những cơ hội trải nghiệm thêm kiến thức và cảm xúc, tìm những quyển sách đặc biệt đánh dấu năm mới đưa vào tủ sách, bộ sưu tập, hay đơn giản là giữa sự náo nhiệt của cuộc du xuân đầu năm bỗng tìm thấy cho mình vài giây phút yên tĩnh trong từng trang sách thơm mùi giấy.
Hãy ghé qua quầy Sách thuộc quầy chung của Hội NVNTP, để có những mối hạnh ngộ với sách và với tác giả rất có thể sẽ đem lại những điều bạn không bao giờ thể ngờ đến về: cảm hứng, dự định, góc nhìn, cách viết,…
Quầy sách hân hoan chào đón độc giả từ 14h đến 21h ngày 04/2 tại Pavillon Baltard.
Giữa những quyển sách thú vị, mới lạ, kết hợp nhiều mảng đề tài (lịch sử, xã hội, bút ký,…), quyển « Nhân chứng và kỷ niệm về một số quan hệ hợp tác song phương Pháp-Việt » chính là một quyển sách như vậy.
MỚI — MỚI — MỚI
Vừa xuất bản tháng 11 năm 2016 tại Hà Nội
Cuốn sách song ngữ:
Nhân chứng và kỷ niệm về một số quan hệ hợp tác song phương Pháp –Việt
Tác giả : Nguyễn Quý Đạo
Quyển sách rất thú vị, mang nhiều ý nghĩa vì đã ghi lại hành trình 40 năm hợp tác khoa học, giáo dục giữa hai nước Pháp – Việt từ những năm 1970, những dấu mốc lịch sử, những tên tuổi các nhà khoa học, nghiên cứu, chính trị đã từng tham gia vào những công trình nghiên cứu và đào tạo mà cho đến nay vẫn còn được phát triển tốt đẹp.
Một quyển sách cần có cho bất kỳ ai đang làm trong lĩnh vực hợp tác khoa học, giáo dục, cho những ai đã, đang và sẽ được nhận những hỗ trợ, học bổng từ chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Pháp-Việt, cho những ai có tên trong những câu chuyện của 40 năm xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục bậc cao- góp phần đưa những tài năng trẻ Việt Nam phát triển ở quy mô quốc tế,… Những trang lịch sử về sự phát triển khoa học, giáo dục của Việt Nam vốn luôn ít ỏi, giờ được thêm một đầu sách chất lượng!
Thông tin mua vé Tết
Bon de soutien en prévente
Au stand du Livre de la fête du Têt le 04 février prochain au Pavillon Baltard, nos amis lecteurs trouveront des livres agréables et intéressants, à lire pour ce début du printemps, et aussi pour compléter la collection de leur Bibliothèque familiale.
Bonne nouvelle pour les bibliophiles : Une centaine de livres soigneusement sélectionnés seront présentés au stand de Livres au sein de l’espace dédié à l’UGVF. Choisir de bons livres, se confectionner une collection spéciale, ou simplement chercher des idées entre les lignes en vous installant au coin de lecture… sont les activités incontournables des bibliophiles pendant la période du Têt.
Le stand de Livres vous accueillera de 14h à 21h le 4 février 2017 à l’entrée du Pavillon Baltard.
Parmi les livres intéressants, le livre bilingue Témoignages et souvenirs sur quelques coopérations franco-vietnamiennes est l’un de ces ouvrages.
***
NOUVEAU — NOUVEAU — NOUVEAU
Vient de paraître au mois de novembre 2016 à Hanoi
Le livre bilingue:
Témoignages et souvenirs sur quelques coopérations
franco-vietnamiennes
Auteur : Nguyen Quy Dao
Il retrace l’histoire des réalisations des coopérations durant les 40 ans de coopérations en recherches et en enseignement depuis les années 1970 entre les scientifiques français et vietnamiens, les étapes historiques, les noms des scientifiques, des chercheurs, des politiciens qui ont œuvré pour les programmes qui jusqu’à ce jour continuent à se développer harmonieusement.
Un véritable livre de chevet
pour tous ceux qui travaillent dans les domaines de la coopération scientifique, de la formation,
pour ceux qui ont reçu, en train de recevoir ou recevront des aides, des bourses du Programme de Formation d’Ingénieurs d’Excellence franco-vietnamiennes,
pour tous ceux qui ont leurs noms cités dans les 40 années de la construction et le développement de l’Enseignement supérieur du Vietnam,
pour tous ceux qui ont contribué ainsi à favoriser l’élite vietnamienne sur le chemin de l’ouverture à l’international.
Les pages d’histoire sur le développement scientifique et de l’éducation sont encore rares, voici donc un ouvrage de grande qualité écrit par un scientifique lui-même acteur actif des actions de coopération. Il participera sans doute à combler en partie l’histoire de la recherche et de l’éducation contemporaine vietnamienne en mouvement.