Sống Đẹp:
Trái Tim, Bộ Óc Và Cái Lưỡi
Một ngày kia, trái tim, bộ óc và cái lưỡi đồng ý với nhau là sẽ không bao giờ nói những lời bình thường, đơn sơ nhỏ bé nữa.
Trái tim phát biểu: « Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm bận rộn ta thôi. Chúng làm cho ta trở nên yếu đuối. Sống trong thời buổi này trái tim phải trở nên cứng rắn, cương quyết, chứ không thể mềm nhũn dễ bị xúc động được ».
Bộ óc đồng tình: « Vâng, đúng thế, thời buổi này chỉ có những tư tưởng cao siêu, những công thức tuyệt diệu, những chương trình vĩ đại mới đáng cho bộ óc suy nghĩ tới. Những lời đơn sơ nhỏ bé chỉ làm mất thời giờ, và không sản sinh ra tiền bạc mà thời giờ là vàng bạc ».
Cái lưỡi nghe trái tim và bộ óc nói thế không khỏi hãnh diện và tự cảm thấy mình trở nên rất quan trọng, mặc dù lưỡi chỉ là bộ phận bé nhỏ của thân thể, vì thế lưỡi cũng hội ý: « Hai anh quả thật đã đạt được tột đỉnh của sự khôn ngoan. Nếu hai anh nghĩ thế thì, tôi sẽ chỉ nói những danh từ chuyên môn, những câu nói văn hoa bóng bẩy, những bài diễn văn sâu sắc, hùng hồn ».
Như đã đồng ý, kể từ dạo ấy, trái tim chỉ gửi lên lưỡi những lời nói cứng cỏi, bộ óc chỉ sản xuất và truyền xuống lưỡi những tư tưởng cao siêu và lưỡi sẽ không còn nói những lời đơn sơ nhỏ bé tình cảm nữa.
Với thời gian, mặt đất trở nên tẻ lạnh như cảnh vật mùa đông: Không có lấy một chiếc lá xanh, không còn một cánh hoa đồng nội và lòng người cũng trở nên chai đá như những thửa ruộng khô cằn, nứt nẻ trong những tháng hè nóng bức !
Nhưng những ông già, bà cả cụ xưa hay những con người đơn sơ, chất phát, chân thành. Họ vẫn còn nhớ những lời lẽ thông thường, mộc mạc, giản dị, đơn sơ như là một phần tự nhiên của sự sống. Một với một là hai ! Trong bản chất đời thường của sự sống nơi họ. Sự chân thành của cuộc sống chẳng dựa vào khuôn sáo, mẫu mực hay trí thức. Những lời nói của họ được nói ra như một sự bình thường của cuộc sống, của một thế hệ xưa hay một nếp sống đã cũ. Nhưng ý nghĩa đạo đức, giá trị nhân văn và chất liệu tình người thì mãi « luôn đẹp và ý nghĩa với thời gian với lời nói đẹp trong sự thật ! ».
Lúc đầu những lời nói của họ còn e ngại sợ bọn trẻ cười chê ! Nhưng kìa, thay vì cười chê, những lời nói đơn sơ lại được truyền từ miệng này sang miệng khác, từ bộ óc này đến bộ óc khác, từ thời gian này qua thời gian kia, từ trái tim này qua trái tim nọ. Cuối cùng, từ sự vô tư, giản dị lời nói, trong cách nhìn, cách nghĩ, nếp sống, sự hiểu biết. Lời nói đơn sơ tình người, có hiệu lực thẩm thấu, đồng nghĩa với giá trị của sự sống đẹp, thăng hoa, vui vẻ và hạnh phúc như những cánh hoa tươi đẹp, rạng rỡ, đầy tràn sức sống, đem đến cho đời ý nghĩa đẹp !
Câu chuyện trên không tiết lộ những lời đơn sơ nhỏ bé là gì, nhưng chúng ta có thể đoán: đó là hai chữ: « Xin lỗi! », để xin nhau sự tha thứ.
Hay đó chỉ là lời chào vắn gọn: « Bạn có khoẻ không? », « Chúc bạn vui vẻ nhé ! », hay những lời nói khác, với những câu thăm hỏi tình người có tính cách an ủi, cảm thông: « Tôi có thể làm gì được gì cho bạn, cho anh hay cho chị không? ».
Nhất là hai tiếng: « Cám ơn! » thốt lên chân thành từ cửa miệng của những gì ta được giúp đỡ, của những đứa con mang công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, hay của sự sẻ chia của tình thân, tình bạn, tình gia đình, giúp ta đi qua những ngọt bùi, đắng cay của cuộc sống.
Ta được sự khích lệ cảm thông của một bàn tay nắm lấy tay ta, truyền cho ta sức sống, niềm vui và sự bình an. Ta biết ơn cuộc sống và ta sống tốt hơn với những gì ta được đón nhận.
Đó là những tinh hoa và những giá trị đẹp của cuộc sống.
“Tiên Hậu Lễ, Hậu Học Văn !”.
Trong mọi thời, mọi lúc vẫn luôn cần thiết !
Những Giá Trị đẹp, Con Người đẹp, và Sự Sống đẹp. Cho Cuộc Sống đẹp.
( Ta có trong tay muôn vạn thiên binh nhưng vẫn cần đâu đó một tấm lòng !).
Xuân Khang.