Site icon ĐOÀN KẾT – TỎA SÁNG: Chuyên trang thông tin sự kiện và bài viết văn hóa, cộng đồng

Nhận diện Linh vật Việt

Sự du nhập của sử tử đá ngoại lai trong không gian văn hóa thuần Việt đang là vấn đề đáng quan ngại và gây bức xúc trong dư luận. Trong khi nhà nghiên cứu gọi đây là cuộc “xâm lăng văn hóa”, một sự lai căng khó chấp nhận, thì người quản lý lại coi đó là hệ lụy tất yếu của thời kỳ hội nhập.

Lỗ hổng về kiến thức

Thực tế, từ năm 1996, khi những con sư tử đá bắt đầu xuất hiện ở chùa Một Cột và trong một ngôi đình ở Từ Sơn, Bắc Ninh… Bộ Văn hóa Thông tin (cũ) đã có văn bản khuyến cáo việc loại bỏ các linh vật ngoại lai, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, ra khỏi các di tích. Tuy nhiên, do vấn đề này chưa được giải quyết triệt để, nên mới thành “vấn nạn” như hiện nay.

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Nguyên nhân là do chúng ta đang có một lỗ hổng về kiến thức văn hóa lịch sử. Và nói hơi nặng lời là chúng ta đang thiếu bộ “Lễ”, thiếu những quy chuẩn về văn hóa, nên mới xảy ra những câu chuyện như vậy”.

Tôn vinh linh vật Việt Nam, loại bỏ ngoại lai

Nói đến Linh vật, chúng ta thường nghĩ về Tứ linh gồm : Long – Lân – Quy – Phụng, và nghĩ rằng đây là những con vật xuất phát từ văn hóa Trung Quốc. Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng này, nhưng khi ta quan sát đời sống văn hóa và sinh hoạt thường ngày của người dân, chúng ta sẽ thấy người Việt cũng có Tứ linh và những linh vật của mình với những đặc điểm riêng, với mức độ xuất hiện trong cuộc sống Việt nhiều hơn, cũng như niềm tin và tình  cảm của người dân dành cho các Linh vật Việt cũng rất khác. Ở đây chúng tôi chọn ra 4 Linh vật mang đặc điểm thuần Việt tiêu biểu để giới thiệu.

Công văn 2662 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam được ban hành, đã nhận được nhiều ý kiến đồng thuận trong cộng đồng.

Không dễ để người Việt dùng linh vật Việt

Theo tôi những nơi dứt khoát không nên có. Ví dụ chẳng có lí gì đôi sư tử Bắc Kinh tồn tại ở nghĩa trang cấp quốc gia Mai Dịch: Cả cuộc đời hy sinh đấu tranh vì sự nghiệp cao cả độc lập dân tộc, khi nằm xuống con cháu cung tiến đôi sư tử Tàu ở đó, thật phi lý. Rồi báo chí đưa một số khu nghĩa trang liệt sỹ cũng sừng sững đôi sư tử Tàu. Đây là cõi thiêng, phải là hồn thiêng dân tộc, đúc kết từ linh vật Việt.

Trong sự giao thoa văn hóa với Trung Quốc, việc sử dụng sư tử đá có vẻ tự nhiên. Người ta thấy đối tác có, mình cũng phải có. Nhưng nhìn dưới góc độ văn hóa doanh nghiệp là thất bại: Người ta làm việc với đối tác Việt Nam, có nghĩa Việt Nam phải phô trương thế mạnh văn hóa của mình, tại sao mình lại sử dụng yếu tố văn hóa không phải của mình. Ngày xưa Bạch Thái Bưởi đóng tàu thủy Đinh Tiên Hoàng, vì hồi đó phải cạnh tranh với tàu của thương nhân Hoa kiều. Dù tàu Bạch Thái Bưởi đóng ra có thể chậm hơn, người Việt vẫn chọn vì có lòng tự hào dân tộc. Các doanh nghiệp có thể học bài học này từ đầu thế kỷ trước, về ý chí chấn hưng dân tộc.

Tôi chắc rằng nếu điều tra sẽ có kỷ lục: Việt Nam là nước ngoài Trung Quốc có sư tử đá Trung Quốc thời Minh Thanh lớn nhất thế giới. Có địa phương như Ninh Bình, mật độ sư tử đá còn cao hơn vùng tôi từng khảo sát, đó là đất của người Đồng ở Liễu Châu (Trung Quốc). Đình đền miếu mạo, công sở ở đây không có con sư tử đá nào, vì đây là vùng của tộc người Bách Việt, họ thờ linh vật khác.

 

4. Rồng, Rùa, Nghê, Hạc – Nhận diện linh vật Việt

RỒNG : gắn liền với sự tích Lạc Long Quân-Âu Cơ về nguồn gốc « Con Rồng Cháu Tiên ». Điều đó cho thấy sự thân thuộc của tổ tiên người Việt với hình tượng Rồng, và quan trọng hơn hết, khi lấy Rồng – biểu tượng quyền lực tối cao của Trung Quốc – thành hình tượng Người sáng tạo, Cha Việt chung của toàn bộ các dân tộc Việt từ miền biển đến miền núi, tổ tiên ta muốn thể hiện tinh thần bình đẳng, thông điệp tự cường và can đảm trong ý thức dân tộc. Vì vậy, Rồng mang một ý nghĩa tâm linh Việt, được thể hiện rất Việt Nam, đặc biệt từ thời độc lập sau chiến thắng Ngô Quyền, với các đặc điểm sau :

– Thân Rồng uốn lượn uyển chuyển theo những con số tượng trưng như số 3, số 4, số 7 hay 12 khúc, tượng trưng cho sự hòa hợp của thiên nhiên.

– Đầu Rồng Việt không có sừng

– Rồng ngậm viên trân châu thái bình trong miệng, mà không cầm hay vờn bằng chân trước như rồng ở các nước khác.

– Miệng Rồng luôn có vẻ cười, phong thái uy nghiêm mà hòa nhã, mà không hung dữ dọa người.

– Các hình vẽ hay điêu khắc đều chú ý tỉ lệ cân bằng giữa thân mình và đầu Rồng, mà không khắc họa chỉ đầu rồng ở chính diện làm người khiếp sợ, hoặc đầu quá to so với thân.

Rồng đối với người Việt tượng trưng cho niềm tin thiêng liêng đối với thiên nhiên, là sự bảo vệ của cha Lạc Long Quân – cũng vừa là sứ giả của vũ trụ- nên Rồng Việt xuất hiện ở khắp nơi : uy nghiêm nơi cung thành, hòa nhã cùng hoa lá ở đình, chùa, hay mạnh mẽ ở các lăng mộ.Trong số các triều đại, Rồng thời Lý mang dấu ấn Việt Nam đậm nét nhất và có giá trị mĩ thuật cao nhất.

Hai sự kiện liên quan đến Rồng đối với người Việt Nam : nguồn gốc « Con Rồng cháu Tiên », và thủ đô Thăng Long, hiện nay là Hà Nội. Những tên gọi khác liên quan : Hạ Long, Cửu Long.

RÙA THẦN: Con rùa thiêng liêng – biểu tượng của tuổi thọ và sự trung thực, của một hướng dẫn thiêng liêng trong những khoảnh khắc quyết định của đất nước.
Một số sự kiện liên quan đến sự giúp đỡ quan trọng của Rùa Thiên tài trong lịch sử Việt Nam:
– Việc xây dựng thành cổ Loa Cổ, thủ đô đầu tiên của Việt Nam từ 250 đến 208 TCN
– Phát minh ra nỏ đa mũi tên
– Sự cho vay của thanh kiếm thiêng liêng đối với Luật để điều khiển Minh của đế chế Trung Quốc. Sau chiến thắng, Luật – người sáng lập triều đại nhà Lê vào thế kỷ 15 – đã thực hiện thanh kiếm Rùa Thần thánh cho hồ ngày nay tên là Hoàn Kiếm (Sword Restituted) ở trung tâm Hà Nội.

NGHÊ : là một hình tượng vật linh thuần Việt, không hề có trong văn hóa Trung Quốc.

Nhiều người thường hiểu lầm Nghê là sư tử vì có chữ « toan nghê » trong tiếng Hán nghĩa là sư tử, hoặc có khi lại nghĩ Nghê như con Lân trong tứ linh của Trung Quốc. Kỳ thực, Nghê là sản phẩm văn hóa, sản phẩm tưởng tượng, và cũng là sản phẩm tinh thần thuần Việt của tổ tiên chúng ta. Vì sao ?

Vì Nghê đã đi vào đời sống văn hóa của người Việt từ lâu đời, ít nhất là 1000 năm ; nếu người Việt hiện đại chúng ta quan sát nhiều hơn quanh mình, sẽ phát hiện hình tượng Nghê khắp nơi, ở cả những làng quê xa xôi.

Nghê là biểu tượng linh thiêng của chó – loài vật gần gũi nhất với người dân – để có thể canh giữ đình làng, các đền đài dân gian, sau là các lăng tẩm và cung điện. Từ thời nhà Nguyễn, nghê dần dần bị thay bằng kỳ lân, nhưng các công trình dân gian vẫn có nghê ở cổng canh giữ và thân thiện chào đón mọi người, không ai dùng sư tử đá đặt trước miếu thành hoàng hay nhà dòng họ.

Việc người dân đưa loài chó thành một hình tượng linh vật có 2 ý nghĩa : thể hiện tinh thần của người dân đối với một linh vật thuần Việt với các phẩm chất : can đảm, trung thành và chính trực để canh giữ những nơi linh thiêng của dân gian, và cũng chứng tỏ sức mạnh nhân dân trong việc tiếp nhận các hướng văn hóa khác nhau, để rồi dân tộc hóa, phát triển và lưu thông luồng văn hóa chung của đất nước.

«  Sự xuất hiện của nghê ở mỗi vị trí nhất định lại mang một ý nghĩa cụ thể. Bốn ngôi đền thiêng trấn giữ Đông – Tây – Nam – Bắc của kinh thành Thăng Long khi xưa chính là Thăng Long Tứ Trấn. Trấn Đông là đền Bạch Mã, thờ thần Long Đỗ, Thành hoàng Hà Nội, xây dựng vào thế kỷ 9. Trấn Tây là Đền Voi Phục, thờ Linh Lang, một hoàng tử thời nhà Lý, xây dựng vào thế kỷ 11. Trấn Nam là đền Kim Liên, thờ Cao Sơn Đại Vương, xây dựng vào thế kỷ 17. Trấn Bắc là đền Quán Thánh, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, xây dựng vào thế kỷ thứ 10. Trong Thăng Long Tứ Trấn, đều thấy xuất hiện hình tượng nghê ở các nét trang trí kiến trúc… nhưng rõ nét và dễ nhận nhất là các con nghê đặt trên các cột trụ biểu trước cổng đền. »

HẠC : vốn là một hình ảnh thanh cao, tinh túy xuất phát từ Đạo giáo, sau trở thành một biểu tượng chung của sự hài hòa, trang nhã, sự sáng suốt và những điềm lành. Hạc chỉ sau Phượng hoàng.

Hình ảnh rùa đội hạc ở các đền, đình, miếu ở Việt Nam đã trở nên vô cùng quen thuộc ; ngay trong nhiều gia đình cũng trang trí nhà hoặc góc dành cho tổ tiên bằng một đôi rùa đội hạc. Rùa đội hạc có ý nghĩa về sự trường tồn của những điều tốt lành, hài hòa trong cuộc sống.

Bài viết có sử dụng các đoạn trích từ:

(1) Bích Hà – LĐM – http://laodong.com.vn/van-hoa/linh-vat-thuan-viet-se-duoi-su-tu-da-ngoai-lai-ra-khoi-bo-coi-265781.bld

(3) Trích cuộc phỏng vấn giữa phóng viên Toan  Toan với nhà nghiên cứu Trần Hậu Yên Thế –  http://www.tienphong.vn/van-nghe/khong-de-de-nguoi-viet-dung-linh-vat-viet-

Đoàn kết tháng 9 năm 2015