Site icon ĐOÀN KẾT – TỎA SÁNG: Chuyên trang thông tin sự kiện và bài viết văn hóa, cộng đồng

Việt Nam đang phải nhập phần lớn nguyên vật liệu

Phát triển công nghiệp vật liệu (industrie des matériaux) là vấn đề lớn đối với mọi quốc gia, nhất là đối với một nước đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam.

Nhưng thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Như vậy, giá thành các sản phẩm của Việt Nam sẽ cao hơn đối thủ cạnh tranh hoặc sẽ biến đất nước thành quốc gia làm gia công, làm thuê.

Tỷ lệ nội địa hóa sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế tạo còn thấp, như vật liệu gang chế tạo (dưới 30%); vật liệu nhôm, vật liệu đồng (khoảng 5%); hóa chất cho ngành nhựa, cao su vẫn phải nhập khẩu đến 70%; nguyên liệu cho ngành dệt may phải nhập khẩu gần 90% vải, 80% sợi, phần lớn vật tư như phân bón, nguyên liệu làm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải nhập khẩu,…

Việt Nam là nước có tài nguyên khoáng sản nhưng đa số có trữ lượng tài nguyên nhỏ so với quy mô của thế giới, chỉ có một số ít loại có quy mô tài nguyên -tương đối- lớn như dầu khí, than, bauxite, titane. Các loại khoáng sản kim loại như vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc,… có trữ lượng không lớn, chỉ khai thác không bao lâu nữa sẽ cạn kiệt và hiện tại cũng không đảm bảo tiêu dùng trong nước.

Đó là tình trạng thật sự hiện nay của một đất nước « rừng vàng, biển bạc » như một thời nào đó chúng ta đã từng nghe nói. Vậy, bây giờ, Việt Nam phải suy nghĩ và giải quyết làm sao đây ?