Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 được phát động vào ngày 31/5/2021 và chính thức ra mắt vào tối 5/6, nhằm huy động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước, phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin và nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước.
Theo tính toán của Bộ Y tế, dự kiến mua 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người, với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), trong đó : kinh phí mua vắc-xin khoảng 21 nghìn tỷ đồng ; kinh phí vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm chủng khoảng 4,2 nghìn tỷ đồng.
Báo cáo về ngân sách mua vắc-xin, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, ngân sách nhà nước đã bố trí 13.400 tỷ đồng cho việc mua vắc-xin phòng Covid-19.
Thông tin từ Ban quản lý Quỹ vắc-xin phòng, chống Covid-19 cho biết, tính đến 11h ngày 10/6/2021, đã có 259.726 tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp cho quỹ với tổng số tiền 4250 tỷ đồng (đã bao gồm ngoại tệ quy đổi). Ngoài ra, Quỹ đã tiếp nhận 4.553,88 tỷ đồng nhà tài trợ đã cam kết và đã chuyển 1302 tỷ.
Như vậy, tổng số tiền Quỹ đã nhận được và cam kết chuyển tiền là 8803,88 tỷ đồng.
Trên con số 25,2 tỷ dự tính, hiện Việt Nam đã có khoảng 22 203,88 tỷ.
Vấn đề phải tiêm chủng phòng ngừa để giải quyết dịch là điều mới cho thế giới trong thế kỷ 21. Chúng ta còn nhớ đại dịch SRAS xuất hiện vào năm 2003 ở châu Á đã lan nhanh đến ba mươi quốc gia trước khi dừng lại sau ba tháng, nhờ các biện pháp phòng chống và kiểm soát quyết liệt.
Vào tháng 4-2009, lại đến chủng virus cúm A/H1N1 được phát hiện lần đầu tại Mỹ và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Cũng chỉ bằng những biện pháp phòng ngừa mà dịch đã chấm dứt sau 4 tháng.