BẢN TIN LUẬT & THUẾ Ở PHÁP – DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VIỆT TẠI PHÁP : « TỐI ƯU HÓA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHƯ THẾ NÀO? »

Xu thế khởi nghiệp của người Việt tại Pháp đang ngày càng phát triển, nhất là trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ du lịch… Nối tiếp các số Bản tin luật & thuế ở Pháp, chuyên mục: « Những câu chuyện cùng luật sư Vũ Trang » sẽ chia sẻ một số lời khuyên của luật sư Vũ Trang Clémence cho doanh nghiệp Việt tại Pháp về việc tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Trong các giải thích, những thuật ngữ luật của Pháp sẽ được giữ nguyên tiếng Pháp, điều này giúp chúng ta nhận biết được tên và cách viết gốc của các khái niệm, thuật ngữ.

Những thông tin chia sẽ vẫn mang tính chất chung, khái quát, nếu vào từng trường hợp cụ thể, các anh/chị hãy hẹn gặp riêng luật sư để trao đổi nghiêm túc nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất theo mong muốn. Khi hồ sơ cần sự can thiệp hay hướng dẫn của luật sư, hãy ký hợp đồng cam kết pháp lý để luật sư chịu trách nhiệm về các hướng dẫn, can thiệp liên quan pháp lý với thân chủ. Biết và theo luật pháp là chìa khóa dẫn đến thành công ở nước ngoài.

__________________________________________________________

Chuyên mục « Những câu chuyện cùng luật sư Vũ Trang »

Hầu như chủ doanh nghiệp nào cũng biết: Đối với việc sống và kinh doanh ở nước ngoài, kỹ năng làm chủ thông tin, hiểu biết pháp luật là yếu tố quyết định thành công. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các chiến lược hiệu quả, giúp tối ưu hóa hình ảnh thương hiệu, tránh tối thiểu các rủi ro và rắc rối.

Pháp là đất nước của thủ tục hành chính tuần tự, chỉnh chu, đúng như đặc điểm « duy lý » của người Pháp. Người Pháp lại có nhu cầu tìm hiểu thông tin chính quy và quan tâm đến sự chuyên nghiệp, bài bản của thông tin. Do đó, hoạt động kinh doanh của người Việt ở Pháp càng cần làm chủ thông tin hơn nữa.

Chúng tôi đã có những trao đổi với luật sư Vũ Trần Clémence Thùy Trang (Vũ Trang). Với gần 10 năm chuyên môn và kinh nghiệm về mảng Thuế (bất động sản, thừa kế, mua bán,…), Hiện nay, chị đang làm việc cho một văn phòng luật sư ở Paris 8ème, chuyên về luật thương mại, luật mở công ty, droit patrimonial và thuế (cho công ty, doanh nghiệp hoặc với tư cách cá nhân), trong vai trò tư vấn luật và tham gia tố tụng.

Khách hàng thường là những PME và fonds d’investissement (quỹ đầu tư) của Pháp có tiềm năng phát triển mạnh. Để phục vụ nhu cầu của khách hàng, cabinet của chị có các cách tiếp cận tiếp diện (approche transver), không những phục vụ nhu cầu của công ty mà còn nhu cầu của chủ doanh nghiệp trong các giai đoạn tồn tại, và phát triển của công ty, chuyển đổi cấu trúc công ty.

Là luật sư Việt Nam duy nhất trong danh sách 25 luật sư về Thuế giỏi nhất Paris do trang web đánh giá và liên kết các chuyên gia Pros StarOfService bình chọn. (https://www.starofservice.com/annubis/ile-de-france/paris/paris-11/droit-fiscal). Chị cũng là một trong những luật sư Việt hiếm hoi có tên trong Đoàn luật sư Paris, chị Vũ Trang đã có những chia sẻ hết sức thẳng thắn và chuyên nghiệp, cũng như đưa ra những quan điểm của chị dành cho những người Việt tại Pháp quan tâm đến việc duy trì và phát triển kinh doanh.

Quan điểm 1 : Hãy chuyên nghiệp hóa việc tìm kiếm thông tin

Đối với nhiều nhà hàng, cửa hàng, công ty Việt tại Pháp (gồm có hoạt động công nghiệp, thương mại, thủ công hoặc tự do) , một trong những đặc điểm lớn nhất, cũng là yếu điểm, thường mắc phải của họ là : thói quen « tin bà hàng xóm » hơn tin chuyên gia. Mặc dù những thông tin từ người quen hoặc cộng đồng rất bổ ích, với tiêu chí « Phòng bệnh hơn chữa bệnh », tư vấn chuyên nghiệp trước khi thực hiện một projet, mặc dù có tốn kém, là điều nên cần thiết nên làm.

Nhưng một lời khuyên chính thống, từ luật sư – người hiểu và nắm rõ luật sẽ giúp doanh nghiệp / chủ đầu tư nhận biết các vấn đề pháp lý để tránh (ví dụ: một hợp đồng thuê với các điều khoản trừng phạt, vấn đề đồng sở hữu của một nhà hàng, các khoản vay ngân hàng, thiếu khả năng tài chính …), tổ chức và tối ưu hóa hoạt động công ty (tổ chức quan hệ đối ngoại với đối tác, quan hệ đối nội với người quản lý, nhân viên, vợ chồng …), bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và tránh rủi ro về sau (phát triển với cấu trúc vững chắc tồn tại từ quan điểm pháp lý, không kiểm soát URSSAF hoặc thuế, thủ tục tuân thủ …).

Tạo ra thói quen chuyên nghiệp hóa thông tin, tận dụng những chuyên gia đã có kinh nghiệm và uy tín, sẵn sàng gắn bó với doanh nghiệp vì sự phát triển chung. Đừng quên rằng khi có vấn đề, chi phí sẽ có thể tăng gấp mấy lần chi phí tư vấn ban đầu và có những điều không thể sửa chữa được.

Quan điểm  2 : Bạn đang sống ở Pháp, vì vậy, hãy cố gắng tìm hiểu suy nghĩ và quan điểm của « chủ nhà »

Chị Vũ Trang chia sẻ : « Những người Việt kinh doanh tại Pháp (nhà hàng, tiệm nail, cho thuê nhà…)  có những quyết tâm rất đáng nể phục. Vì sự sinh tồn và phát triển của bản thân trên nước Pháp, họ đã dũng cảm để tạo việc làm, không những cho bản thân mình mà còn cho những người khác, nhất là những người đồng hương. Nhưng đôi lúc họ quên rằng họ đang sống trên nước Pháp, sự thành công mở ra doanh nghiệp không có nghĩa là họ đã hòa nhập. Và chính sự hòa nhập mới có thể giúp họ phát triển bền vững, lâu dài cho bản thân họ và cho thế hệ con của họ sau này. »

Điều đáng tiếc là họ vẫn áp dụng cách làm việc và lập luận ở Việt Nam trên nước Pháp. Điều này, chính bản thân chị cũng gặp phải trong quá trình học tập tại Pháp, với những ngày đầu tiếp cận văn hóa và thích nghi với cuộc sống tại Pháp. 

Trong tình hình phát triển kinh tế ngày nay, ngoài những sự khác biệt về các điều khoản luật pháp giữa các quốc gia, cụ thể như Pháp và Việt Nam, đối với các doanh nghiệp, nhà hàng, cửa hiệu Việt tại Pháp, còn phải kể đến khó khăn về sự khác biệt trong nhu cầu tiêu dùng, văn hóa làm ăn buôn bán, kinh doanh, sự khác biệt về các loại bảo hiểm, những yêu cầu luật pháp để khởi nghiệp, cách khai, đóng thuế, cách chuyển nhượng hay cầm cố tài sản… Điều này tưởng rắc rối nhưng các chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể có chỗ dựa pháp lý tin cậy và nhận được những tư vấn chiến lược tốt.

Hãy cố gắng nhìn bằng đôi mắt quan điểm của người Pháp. Nếu không thể, bạn hãy tìm người làm được điều đó thay bạn. Nó được quy định rằng mỗi người thực hành nghề của mình: kế toán chuyên gia, luật sư, công chứng viên …. Đặc biệt, ngày nay, trong các công ty luật, một hồ sơ tư vấn luật có thể yêu cầu sự can thiệp của một số luật sư chuyên về các lĩnh vực bổ sung khác nhau (luật công ty, thuế, cho thuê thương mại …).

Quan điểm 3 : Mọi tư vấn chuyên nghiệp luôn cần hợp đồng chuyên nghiệp

Giai đoạn tư vấn thông tin sẽ diễn ra trong suốt « cuộc đời » của doanh nghiệp, thậm chí đây là những yếu tố gia tăng tuổi thọ và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nếu công ty đủ điều kiện, hãy tìm một luật sư tư vấn riêng và ràng buộc họ chính thức bằng hợp đồng chuyên nghiệp.

Luật sư chịu trách nhiệm về lời tư vấn và các hành động can thiệp pháp lý của mình đối với doanh nghiệp. Vì vậy, hãy ký hợp đồng với luật sư, dù ngắn hạn hay dài hạn, dù theo một đề nghị cụ thể hay nhiều hoạt động phức hợp.

Những chuyên gia luôn luôn sẵn lòng góp sức và gắn bó với những doanh nghiệp biết tận dụng và tôn trọng hiểu biết, kinh nghiệm của họ. Giống như một médecin généraliste, luật sư có thể theo khách hàng trong suốt qúa trình, từ những thăng trầm, đến những thành công trong sự nghiệp.


Một vài thông tin về luật sư Vũ Trang :

Luật sư Vũ Trang từng là thành viên lớp SN Việt Pháp – khối A đầu tiên, được học bổng bán phần của Đại sứ quán Pháp năm 1999 và bắt đầu những năm đầu tiên học luật ở đại học Université des Sciences sociales Toulouse 1 đến Master 2 Administration locale (Finances publiques). . Ở Toulouse chị đỗ đầu kỳ thi viết và đứng thứ 2 sau 2 kỳ thi tổng hợp (gồm thi viết và thi nói) trên tổng số 130 thí sinh, trong đó chị là người châu Á duy nhất.

Sau đó chị tiếp tục học Master 2 Droit fiscal ở đại học Univercité Paris 1 – Sorbonne năm 2005 và đỗ thủ khoa master năm ấy.

Chị quyết định theo đuổi đến cùng sự lựa chọn của mình; nhờ sự ủng hộ của gia đình, của chồng, chị đã chuyển hẳn lên ngoại ô Paris sinh sống và bắt đầu làm việc trong một văn phòng luật sư thuế. Vừa học, vừa làm, vừa trông nom các con nhỏ, chị đã chính thức nhận được bằng hành nghề luật sư năm 2013 và tuyên thệ năm 2014.

Theo chị, nghề luật sư không phải một nghề dễ dàng, vì nó đòi hỏi sự nỗ lực ở bản thân rất nhiều, phải học hỏi từ những người đi trước, không chỉ ở chuyên môn mà còn ở cách làm việc, cách giải quyết công việc, sự thích ứng giữa hai nền văn hóa Pháp – Việt, cách giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp, cộng sự… Nhưng cũng chính những khó khăn, những đòi hỏi của nghề lại khiến chị yêu thích và gắn bó hơn, vì nó đòi hỏi sự cố gắng không ngừng, luôn phải thích ứng và học được những điều mới mẻ mỗi ngày…

___________________________________________________________

Những bài kế tiếp của chuyên mục Trao đổi cùng Luật sư Vũ Trang sẽ được giới thiệu. Chị cũng sẵn lòng kết nối cho người Việt với những luật sư giỏi khác khi đề tài nằm ngoài chuyên môn và kinh nghiệm của chị.

Luật sư Vũ Trang

http://www.liglavocat.com

Email: clemence_vu@yahoo.fr

About Linh Sam (124 Articles)
Như đứa trẻ luôn tò mò khám phá và tích góp trải nghiệm trên hành trình cuộc sống... Liên hệ: radio.lien99@gmail.com

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :