Site icon ĐOÀN KẾT – TỎA SÁNG: Chuyên trang thông tin sự kiện và bài viết văn hóa, cộng đồng

Những phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng

Có thể nói, một trong những dấu ấn quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội XII là ngọn lửa chống tham nhũng và quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, duy trì. Sau đây là một số phát biểu của ông :

Từ năm 2013 đến nay, đã khởi tố, điều tra 1.985 vụ với 44.312 bị can.

Năm năm qua, đã có gần 130 vụ án lớn, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đã được xử lý. Hàng nghìn cán bộ, trong đó có cán bộ từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, từng là tướng lĩnh cấp cao của lực lượng vũ trang cũng đã bị xử lý hình sự. Về mặt Nhà nước là cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân…

Chứng cứ chắc đến đâu, xử lý đến đó

« Tham nhũng là án rất phức tạp và nó liên quan đến nhiều đối tượng, thậm chí liên quan đến nhiều thời kỳ. Nếu chúng ta làm không kịp thời thì thời gian quá dài người ta có thể chạy án, tẩu tán tài sản bằng cách này cách khác. Và nó không đáp ứng được yêu cầu cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, cũng như công tác quản lý nhà nước. Cho nên, chúng ta làm đến đâu, rõ đến đâu, xử lý đến đó. Đấy là một nguyên tắc rất quan trọng ». Do đó, trong một vụ án, một người có thể được hiểu là bị « xử lý nhẹ » nhưng thật ra, người đó mới bị xử lý bởi những vụ việc đã được xác thực, còn những vụ việc khác liên quan đến người đó thì vẫn còn trong quá trình điều tra.

Những bước giải quyết

Do trường hợp bị can là một nhân vật « phức tạp », có « vai vế » chẳng hạn, thì phải có các mức độ quyền lực tương xứng để giải quyết.

Cấp độ một, nếu vụ án đang được cơ quan tố tụng xử lý có khó khăn thì tổ chức cuộc họp có Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương dự để trao đổi, tháo gỡ.

Nếu vẫn chưa thống nhất thì chuyển sang cấp độ hai, do Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng chủ trì cuộc họp liên ngành.

Cấp độ ba là họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước (Trưởng ban), các phó trưởng ban…

Cấp độ bốn là họp toàn thể Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng để giải quyết.

Nếu vẫn chưa xong sẽ chuyển lên cấp độ năm là họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư.