Những phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng về chống tham nhũng

Có thể nói, một trong những dấu ấn quan trọng của nhiệm kỳ Đại hội XII là ngọn lửa chống tham nhũng và quyết tâm làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động, duy trì. Sau đây là một số phát biểu của ông :

  • Tháng 2/2017, tại hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng : « Không thích thú gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình. Nhưng vì sự tiến bộ chung, vì để cho nhiều người không mắc sai phạm, chúng ta phải kỷ luật, để cứu muôn người ».
  • Ngày 31/7/2017, tại phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhưng : “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã trở thành phong trào, xu thế của cả xã hội. Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy. Và không ai có thể đứng ngoài cuộc. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được”.
  • Ngày 12/10/2017, tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV : « Xử lý cán bộ như thế đủ nghiêm chưa? Lần trước toàn nói là tắm từ vai xuống, giờ là từ đầu xuống. Lòng dân ủng hộ, đang làm rồi phải làm tiếp, không dừng lại ».
  • Ngày 29/11/2017, báo cáo kết quả với các cử tri sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV : « Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế, luật pháp. Giao cho anh quyền thì cũng phải có cái roi, cái đòn để anh không thể, không dám và không muốn tham nhũng”.
  • Ngày 10/4/2018, tại cuộc họp Ban Bí thư Trung ương Đảng : “Nếu ai cảm thấy cản trở, nhụt chí thì dẹp sang một bên cho người khác làm”.
  • Ngày 13/5/2018, khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV : “Công tác phòng chống tham nhũng không thể bỏ dở giữa chừng vì còn nhiều việc phải làm và làm quyết liệt hơn nữa ».
  • Ngày 21/1/2019, chủ trì phiên họp thứ 15 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng : “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.
  • Ngày 13/10/2019, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11 khóa XII : “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác. Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”.
  • Cuối năm 2020, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương cuối năm 2020 : “Những ai có tư tưởng ấy (nhụt khí trong phòng, chống tham nhũng) thì hãy đứng sang một bên để người khác làm”.
  • Ngày 25/11/2020, tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng : “Tham nhũng về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống… là nguy hiểm vô cùng, sắp tới phải làm mạnh cái này, sống làm sao để đến lúc nhắm mắt xuôi tay khỏi phải ân hận”.

Từ năm 2013 đến nay, đã khởi tố, điều tra 1.985 vụ với 44.312 bị can.

Năm năm qua, đã có gần 130 vụ án lớn, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đã được xử lý. Hàng nghìn cán bộ, trong đó có cán bộ từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, từng là tướng lĩnh cấp cao của lực lượng vũ trang cũng đã bị xử lý hình sự. Về mặt Nhà nước là cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân…

Chứng cứ chắc đến đâu, xử lý đến đó

« Tham nhũng là án rất phức tạp và nó liên quan đến nhiều đối tượng, thậm chí liên quan đến nhiều thời kỳ. Nếu chúng ta làm không kịp thời thì thời gian quá dài người ta có thể chạy án, tẩu tán tài sản bằng cách này cách khác. Và nó không đáp ứng được yêu cầu cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, cũng như công tác quản lý nhà nước. Cho nên, chúng ta làm đến đâu, rõ đến đâu, xử lý đến đó. Đấy là một nguyên tắc rất quan trọng ». Do đó, trong một vụ án, một người có thể được hiểu là bị « xử lý nhẹ » nhưng thật ra, người đó mới bị xử lý bởi những vụ việc đã được xác thực, còn những vụ việc khác liên quan đến người đó thì vẫn còn trong quá trình điều tra.

Những bước giải quyết

Do trường hợp bị can là một nhân vật « phức tạp », có « vai vế » chẳng hạn, thì phải có các mức độ quyền lực tương xứng để giải quyết.

Cấp độ một, nếu vụ án đang được cơ quan tố tụng xử lý có khó khăn thì tổ chức cuộc họp có Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương dự để trao đổi, tháo gỡ.

Nếu vẫn chưa thống nhất thì chuyển sang cấp độ hai, do Phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng chủ trì cuộc họp liên ngành.

Cấp độ ba là họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng gồm Tổng bí thư, Chủ tịch nước (Trưởng ban), các phó trưởng ban…

Cấp độ bốn là họp toàn thể Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng để giải quyết.

Nếu vẫn chưa xong sẽ chuyển lên cấp độ năm là họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :