Sách: Khế ước xã hội

Nó đã thay đổi tận gốc rễ cách tôi suy nghĩ và hành động, nó đã giúp tôi hiểu cuộc sống ở xứ người. Nó giúp tôi có cái nhìn rõ ràng và đúng hơn về mọi việc diễn ra trong cuộc sống. Nó như là kim chỉ nam tuyệt vời cho những ai đang bế tắc trong việc muốn nói lên « cái tôi » một cách đúng mực trong một xã hội mà cái « tôi » của mỗi người đều lớn, như tôi đã từng như thế.

Cuốn sách mang một ý nghĩa triết học xã hội to lớn vào những năm 70 thế kỉ 18 ở châu Âu, để từ nền tảng triết lý đó mà quyển « Du Contrat social » của nhà triết học, xã hội học J.Rouseau đã tạo thành nền móng để xây dựng một xã hội bình đẳng hiện nay trong mô hình thế giới mới.

Điều tôi học được từ cuốn sách là dưới góc nhìn và phân tích của một bác sĩ tâm lý cũng là tiến sĩ về tâm lý học: nói về vấn đề « cách thức phê bình, và đánh giá một sự việc, một hành động« .

.

Sơ lược về bối cảnh xã hội khi quyển sách ra đời:

Trước thời điểm nửa sau thế kỉ 18, xã hội Pháp vốn nổi trội lên những hiện tượng trái với « luân lý », truyền thống trước đây, cũng như những vụ bạo hành trong học đường, trong gia đình và trên phạm vi quốc gia. Các tổ chức xã hội nhằm bảo vệ trẻ em, bảo vệ công nhân được mở ra nhiều hơn. Lúc này các nhà xã hội và triết học mới đặt lại vấn đề:

  • Vì sao con cái phải nghe lời cha mẹ trong khi có rất nhiều cha mẹ không có ý thức nuôi dạy con.
  • Vì sao trò phải nghe thầy trong khi có rất nhiều thầy không ra thầy,
  • Và vì sao người dân lại phải tuân theo chính phủ khi mà chính phủ lại vô lý, sai lầm….

Họ  muốn là: Làm thế nào để khi con cái nói thì bố mẹ phải nghe, trò nói thầy phải nghe và nhân dân nói chính phủ phải nghe, một xã hội như vậy mới là xã hội bình đẳng.

Khế Ước xã hội ra đời trong bối cảnh đó, và nó đã giải quyết được vấn đề đã nêu ra.

Từ đó trở đi, cuốn sách này đã được đưa vào chương trình học phổ thông ở Pháp để giờ đây sau ngót gần một thế kỉ nó đã tạo ra được một xã hội Pháp nói riêng, một xã hội phương Tây nói chung, rất văn minh giữa con người với con người.

Khe uoc XH

Khế ước đó đã nói gì?

Chúng ta hãy tách biệt « hành động » và « con người ».

Con người là « bản thể », là những gì mà hoàn cảnh xung quanh tác động đến nó, mà đã xảy ra những gì, như thế nào chúng ta không biết được, vì vậy thái độ cần có giữa con người với con người là sự tôn trọng tuyệt đối, không đánh giá, không phán xét và chúng ta cũng sẽ không phân biệt anh là ai, anh màu da gì, hay anh đến từ đâu. Anh là bản thể mà tôi luôn tôn trọng, không đánh giá, không phê bình.

Còn về « hành động », đó chính là thể hiện cụ thể con người đó. Đối với sự việc, hành động cụ thể của người đó, ta được nói đến, được toàn quyền phán xét và đánh giá bằng tất cả các kiến thức của mình.

Vấn đề chính xác là nằm ở đó, bởi vì trong xã hội trước đây đã hình thành một mặc định rằng : khi người ta phán xét hay đánh giá anh, là đánh giá cả một bản thể-toàn-diện qua một việc anh làm. Anh làm kém một việc và người ta sẽ xem anh là một người kém. Ở nhà mình có câu « Hãy nói cho tôi biết; bạn anh là ai, và tôi sẽ nói cho anh biết anh là ai« . Suy nghĩ đó ở thời điểm hiện tại đã không còn mấy phần chuẩn xác. Bởi xã hội đã làm cho giao tiếp con người trở nên phức tạp lên rất nhiều lần so với trước đây.

Khế ước muốn nói rằng, để đánh giá và nhận xét thì ta chỉ có thể đánh giá và nhận xét về hành động của người đó. Mục đích của đánh giá và nhận xét là để đối tượng hiểu được vấn đề một cách tích cực. Ta không thể nói rằng: « Anh là một thằng đần« , mà đúng ra phải nói: « Việc anh làm như vậy thật đần độn« ! Tất nhiên đấy chỉ là ví dụ hơi phóng đại, bản thân trong văn hoá phê bình luôn phải bảo đảm sự bình tĩnh và lịch sự.

Từ nguyên tắc đó của Khế ước, ta có thể dễ dàng nói chuyện được với tất cả mọi người từ cha mẹ, thầy cô, đến các vị lãnh đạo về những vấn đề trong cuộc sống một cách rõ ràng, trong đó sự phê bình là thẳng thắn, và luôn có sự tôn trọng giữa con người với con người.

Nhờ đó, tôi đã biết xử lý các vấn đề một cách rõ ràng hơn, biết dừng câu chuyện đúng chỗ, biết phân biệt chuyện này chuyện kia. Và nhất là luôn giữ một cách đúng mực các mối quan hệ.

Đây là một trong những phần tôi học được từ « Khế ước xã hội ». Tất nhiên ngày một ngày hai không thể nào thực hành trọn vẹn được. Viết ra một phần cho chính mình, phần nữa, biết đâu ai đó cũng đang đi tìm câu trả lời hoặc đã làm mà chưa hiểu rõ về nó. Đây là một chủ đề rất thú vị, ở quy mô nhỏ, ta có thể bình đẳng với từng hành động của mình, không vì một hành động mà tự mình đánh giá cả bản thân và bị tự ti, cũng như tách bạch những thành công và những khiếm khuyết cần hoàn thiện; ở quy mô xã hội, ta cũng đồng ý hoặc không đồng ý với những quyết định hay hành động của người khác, mà không hề quy đồng sự việc ấy vào bản chất toàn diện của một người – vốn đòi hỏi nhiều yếu tố và thời gian thẩm định.

Ngô Kiến Nam

About admin17 (441 Articles)
https://tieudaoquanblog.wordpress.com/

1 Comment on Sách: Khế ước xã hội

  1. Nếu trí nhớ của tôi không bi lỗi thì cuốn Khế ước XH này là cuốn Le contrat social của Voltaire,Rousseau hay Montesquieu,các nhaf tư tưởng đã tạo ra động cơ của cuộc Cách mạng Pháp năm1789 ?
    PVC

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :