Giới thiệu sách song ngữ: Nhân chứng và kỷ niệm về một số quan hệ hợp tác song phương Pháp-Việt * Témoignages et souvenirs sur quelques coopérations franco-vietnamiennes (Nguyễn Quý Đạo)

Vài cảm tưởng trích từ sách :

Rất thú vị và cảm động. Thật sự nhân văn và cao thượng.

Marc Melka, Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu.

Qua đây, tôi thấy toát lên tình cảm sâu đậm của Giáo sư đối với quê hương đất nước, đồng nghiệp. Phải có tình cảm thật sự và có nhận thức sâu sắc mới nhớ và chuyển tải được nhiều chi tiết, sự kiện cụ thể như vậy. Bài viết của anh có giá trị kỷ yếu, cung cấp thông tin bổ ích vì nhắc lại những khó khăn cả hai bên thời gian đó, cách giải quyết. Có thể rút kinh nghiệm cho hợp tác trong thời kỳ mới.

Tôi thấy những bài viết như thế này rất quý đối với thế hệ nghiên cứu trẻ của hai nước. Mong anh tiếp tục tham gia và hỗ trợ các trí thức trẻ Việt Nam tại Pháp để vừa phát triển vững chắc trên con đường sự nghiệp, vừa đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự nghiệp phát triển KH-CN của nước nhà.

Dương Chí Dũng, nguyên Đại sứ nước CHXHCN Việt Nam tại Pháp.

Cảm ơn ông vì tài liệu rất thú vị này, tài liệu đã điểm lại một phần trong số những hoạt động của ông trong mối quan hệ hợp tác Pháp-Việt. Sau khi đọc xong bài báo, tôi đã biết thêm được rất nhiều điều mà trước kia tôi chưa từng biết đến.

Jean-Hubert Schmitt, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu, Đại học Trung Tâm Paris.

Tôi rất vui mừng nhận thấy một bài báo như bài này cho phép chúng ta lưu giữ lại được những kỷ niệm về quá trình thành lập trung tâm Dịch vụ Phân tích và Thử nghiệm, và nhất là về những người đã khởi công và đã thành công trong cuộc phiêu lưu này.

Daniel Grimm, nguyên Phó giám đốc Đại học Trung Tâm Paris.

Trong bài viết về PFIEV, tôi cho là hợp tác này không chỉ cho trường ĐH Bách Khoa Tp HCM các lớp đại học chất lượng cao mà còn có ý nghĩa là các lớp đào tạo theo loại hình nghiên cứu. Các sản phảm của loại hình đào tạo theo hình thức nghiên cứu này mới tạo được đòn bẩy cho đất nước phát triển.

GS Trương Chí Hiền, nguyên Hiệu phó ĐHBKHCM.

Đây là câu chuyện về một thiên hùng ca, được kể lại một cách tuyệt vời.

Luc Le Calvet, Giám đốc văn phòng khu vực ASEAN của CNRS.


Đây là một cuốn sách song ngữ Pháp-Việt viết về một số quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực Đào tạo và Nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam từ đầu những năm nước Việt Nam thống nhất cho tới nay.

Tác giả : Giáo sư Nguyễn Quý Đạo hiện là Giám đốc nghiên cứu ưu tú của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp và Giáo sư danh dự của Đại học Centrale Paris. Nhân chuyến công tác của phái đoàn cấp cao của Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đi dự Hội nghỉ thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu COP21 tại Paris đầu tháng 12 năm 2015, GS Đạo đã nhân dịp này trao tặng Thủ tướng và đoàn đại biểu cuốn sách này.

Chúng tôi hân hạnh và trân trọng giới thiệu với độc giả về tập tài liệu này.

sách NQD

***

Cuốn sách được bắt đầu bằng một câu chuyện với 4 câu đơn giản :

“Một thông tin khủng khiếp đã làm chúng tôi vô cùng xúc động : vào những năm cuối của thập niên 1970, tại TP.HCM, một số trẻ em sơ sinh đã bị tử vong sau khi được thoa bằng một loại phấn xoan rởm. Một vài năm trước đó ở Pháp cũng đã có một sự kiện tương tự của phấn tan Morhange đã làm chết một số trẻ em sơ sinh. Trong trường hợp của phấn rởm Việt nam, sản phẩm này đã được sản xuất lậu tại chỗ. Lương tâm và bổn phận thúc đẩy chúng tôi phải hành động. »

Từ 4 câu ấy đến nay đã gần 40 năm, cũng với gần vài chục bước thực hiện và thủ tục cần thiết – bắt đầu từ việc lập ra Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp thuộc Hội người Việt Nam tại Pháp cho đến tổ chức hàng loạt hội thảo lớn nhỏ, các cuộc gặp từ cá nhân đến hội đoàn, Ủy ban, cấp Bộ và đại diện của hai nước.

Kết quả là những lớp học đào tạo chuyên môn, những phối hợp và hỗ trợ khoa học, và quan trọng nhất là sự ra đời của Trung tâm Dịch vụ Thí nghiệm TP.HCM vào năm 1990 với sự hiện diện của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp – ngài Roland Dumas, và Đại sứ Pháp tại Việt Nam – ngài Claude Blanchemaison.

Cuốn sách được tiếp tục với một câu chuyện khác rất thú vị và liên quan đến rất nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x hiện nay cả ở Việt Nam, Pháp hay đang sinh sống ở quốc gia nào. Đó là chương trình hợp tác Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam (PFIEV) tại 3 trường Đại học Bách khoa Việt Nam và trường Đại học Xây dựng Hà Nội theo tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình này đã thật sự đem lại sự đổi mới trong hệ thống giáo dục bậc đại học ở Việt Nam, đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư đúng chuẩn « chất lượng cao », và trong đó quá trình hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Pháp là rất quan trọng vì chính Pháp là nơi xuất phát và cũng đồng thời là một điểm đến của chương trình này. Rất nhiều sinh viên đã được đến Pháp thông qua chương trình đào tạo này.

Năm 1997, sau 4 năm tìm hiểu và đưa ra mô hình phù hợp, một thỏa thuận song phương Pháp-Việt được ký kết, chính thức đặt nền móng cho Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam. Từ đó, các đối tác chính thức cũng như các tiêu chuẩn cụ thể của nội dung đào tạo được hình thành rất nhanh chóng. Và tháng 11 năm 1999, với lễ khánh thành tại trường Đại học Bách khoa, chương trình này chính thức đem lại những cánh cửa mới để kỹ sư Việt Nam được đào tạo, tiếp cận tri thức và kết nối với kỹ sư quốc tế.

 » Chúng ta biết rõ rằng tất cả những gì chúng ta làm cũng chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la. Nhưng nếu giọt nước ấy không nằm trong lòng đại dương, đại dương cũng sẽ vơi đi ít nhiều. » – Mẹ Teresa, Calcutta.

Tập ký ức mà Giáo sư Nguyễn Quý Đạo hoàn thành trong năm 2015 tính từ năm 1976 đến nay là vừa tròn 40 năm, kể lại những đóng góp của những nhà trí thức và khoa học Việt Nam tại Pháp cũng như của các bạn bè và đồng nghiệp Pháp trong nỗ lực để kết nối hai nước – hai cộng đồng – với bao nhiệt huyết và hy sinh.

Nhưng không chỉ là hồi ức, cuốn sách này là một tập tài liệu kể lại những dấu ấn lịch sử trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hợp tác giáo dục đào tạo Pháp-Việt, và quan trọng hơn nữa, những thông tin, hình ảnh trong cuốn sách này chính là những nhân chứng của sự cống hiến, đóng góp của những người Việt Nam tại Pháp. Hồ sơ nói về lĩnh vực kỹ thuật và khoa học, nhưng cũng đưa ra những ước mơ trong các lĩnh vực hợp tác khác đang và sẽ được thực hiện trong tương lai, bằng « lương tâm và bổn phận » của những người Việt Nam muốn hành động.

Vài trích đoạn từ PHẦN 2 của sách với nội dung về Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) :

Các trường của Pháp, thành viên sáng lập PFIEV bao gồm :

– Đại học Trung tâm Paris (ECP)

– Đại học quốc gia Cầu đường (ENPC)

– Đại học Cơ khí và kỹ thuật hàng không Poitiers (ENSMA)

– Đại học Điện tử viễn thông quốc gia Brest (ENSTB)

– Viện Bách khoa Grenoble (G-INP)

– Viện Khoa học ứng dụng quốc gia Lyon (INSA-Lyon)

– Viện Khoa học ứng dụng quốc gia Toulouse (INP-Toulouse)

– Trường trung học Louis le Grand (LLG).

và về phía Việt Nam, có bốn Đại học :

– Đại học Bách khoa Hà Nội

– Đại học Bách khoa Đà Nẵng

– Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh

– Đại học Xây dựng Hà Nội.

PFIEV hiện tại và tương lai.

Sau hai năm khẩn trương chuẩn bị chương trình, ngày 12 tháng 11 năm 1999, lễ khánh thành chương trình PFIEV được tổ chức long trọng tại Hội trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Về phía Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước là người chủ trì buổi lễ, cùng với ông Vũ Ngọc Hải, Thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo, phụ trách chương trình PFIEV của Bộ, ông Chu Hảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ, cùng các Hiệu trưởng, Hiệu phó phụ trách của chương trình tại bốn Đại học thành viên. Về phía Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Serge Degallaix, cùng với Tham tán khoa học và văn hóa, ông François Gauthier và đại diện của các công ty Pháp tại Việt Nam, ông Georges Pizzini. Đại diện của côngxoócxiom Pháp là GS Jean Berthier (ENPC) và GS Nguyễn Quý Đạo (ECP).

Đến năm 2006, chính phủ Việt Nam bắt đầu quản lý toàn diện chương trình PFIEV. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm đảm bảo sự trường thịnh của Chương trình này tại Việt Nam và cũng là một sự mong muốn của phía Pháp. Ngay khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định mở Văn phòng Quốc gia PFIEV tại Hà Nội và chỉ định ông Nguyễn Đức Chỉnh làm Giám đốc văn phòng để quản lý chương trình với một ngân sách đặc biệt của Bộ. Ngoài ra, chương trình học bổng 322 của Bộ còn trao tặng cho hai sinh viên xuất sắc nhất của mỗi chuyên khoa sau ba hoặc bốn năm học trong chương trình PFIEV để tiếp tục việc học tập của các sinh viên này trong một trường thành viên của Pháp trong hai năm (gồm 24 suất/năm).

Các sinh viên này phải hoàn thành chương trình học tập trong sáu năm chứ không phải năm năm như nếu học tại Việt Nam. Với việc kéo dài thêm một năm học như vậy, khi kết thúc chương trình học, các em sinh viên được nhận một « bằng kép » của PFIEV và của trường Đại học đối tác Pháp nếu sinh viên đó đáp ứng đủ những yêu cầu trong thời gian học tập tại Pháp. Sự biệt đãi này của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho chương trình PFIEV đã giúp xây dựng danh tiếng của PFIEV và chứng minh rõ ràng sự quan tâm mà chính phủ Việt Nam dành cho chương trình này. Về phía Pháp, để giúp cho các sinh viên được tuyển lựa, Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội đã cấp thêm cho mỗi em suất học bổng về an sinh xã hội nhằm hỗ trợ các em này trong suốt thời gian học tập ở Pháp.

Ngày 6 tháng 7 năm 2004, PFIEV đã được Ủy ban về danh xưng kỹ sư (CTI) Pháp chứng nhận là chương trình PFIEV cấp bằng kỹ sư tương đương với các Đại học Kỹ thuật Pháp trong một thời hạn là sáu năm và đến năm 2010 lại tiếp tục được gia hạn thêm sáu năm. Bằng kỹ sư PFIEV này do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cấp là bằng kỹ sư đầu tiên của một nước đang phát triển được nước Pháp công nhận. Cùng năm 2010, PFIEV được nhận danh hiệu chương trình Thạc sỹ EUR-ACE cho giai đoạn 2010-2016, do « Mạng kiểm định châu Âu các chương trình đào tạo kỹ sư » (ENAEE) cấp. Vì vậy, bằng PFIEV được công nhận tương đương với trình độ thạc sỹ của các chính phủ châu Âu và Mỹ.

….

Tương lai của PFIEV sẽ ra sao?

Dự án PFIEV hiện nay chưa hoàn tất. Tất cả các phần liên quan đến nghiên cứu gắn liền với chương trình giảng dạy vẫn chưa được đề cập đến một cách có hệ thống. Nghiên cứu là một thành phần của chương trình đào tạo và rất quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp. Hơn thế nữa, những khám phá mới của khoa học không bao giờ ngừng, sự giảng dạy kỹ thuật ở trình độ cao cần phải theo kịp những tiến bộ đó với mục đích thường xuyên cải thiện chất lượng. Sự hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học do đó cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng.

Vào năm 1945, sau bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm xóa nạn mù chữ tại Việt Nam. Người đã đề nghị với toàn dân thành lập các lớp học ở mọi nơi, trong mỗi khu dân cư, trong mỗi gia đình, nhằm dạy đọc, dạy viết cho tất cả những người không biết chữ. Các em bé cặm cụi ngồi cạnh những cụ già có tuổi. Những người biết chữ dạy những người chưa biết. Kết quả sét đánh: chỉ trong vài năm sau, từ tỷ lệ 95% dân mù chữ, con số này đã được đảo lộn, chỉ còn dưới 5% dân số mù chữ ở Việt Nam! Giáo dục từ xưa tới nay vẫn là một trong những mục tiêu ưu tiên của Việt Nam. Cũng như lời trích của Quản Trọng trong phần đầu của bài viết này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc nhở trong các bài diễn văn của Người, câu ngạn ngữ quen thuộc: « Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ». Mỗi lần ngang qua những khu rừng Việt Nam, ta luôn thấy những tấm biển lớn, ghi lại lời của Hồ Chủ tịch: « Rừng là vàng, chúng ta hãy bảo vệ rừng ». Đó là hệ luận của vế đầu của câu ngạn ngữ. Vậy hệ luận của vế sau là gì? Ta cần phải tự tìm hiểu lấy!

Một người được đào tạo giỏi thật vô giá!

Để một chương trình giáo dục chứng minh được khả năng thành tựu và sự trường tồn của nó, ta phải đợi ít nhất vài thập niên. Bởi vì, để đánh giá kết quả của nó, người ta cần thời gian để những kỹ sư tốt nghiệp của chương trình có thời gian chứng minh họ là những kỹ sư có tài năng thật sự và để kiểm chứng sự thành công đó, phải đợi vài chục năm công tác trong công nghệ. Những chương trình Đại học đào tạo kỹ sư Pháp nổi tiếng nay đều có hàng trăm năm tuổi đời. Tuy nhiên những chương trình này không hề bị lỗi thời vì chúng luôn được cải thiện nhằm phù hợp với các nhu cầu của thời đại. Chúng tôi mong rằng chương trình PFIEV sẽ tiếp tục con đường dài của nó và đóng góp vào việc đào tạo nhiều thế hệ tài năng để phục vụ nhân tài cho đất nước, để củng cố đời sống tốt đẹp cho nhân loại.

Sự cạnh tranh quốc tế hiện nay rất mãnh liệt. Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển khác, đang nghiêng về các nước nói tiếng Anh. Và ngược lại các nước nói tiếng Anh cũng muốn xây dựng các đại học tư thục của mình ở Việt Nam, không chỉ nhằm mục đích kinh tế, mà đồng thời còn muốn thu hút những sinh viên xuất sắc nhất của Việt Nam bằng cách phân phát nhiều học bổng hấp dẫn để các em tiếp tục theo học tại nước của họ.

Tuy nhiên cạnh tranh là một thách thức. Ta cần phải vượt qua thách thức đó!

 

Xin giới thiệu thêm một trích đoạn nữa bằng tiếng Pháp:

La genèse du PFIEV:

Après la visite d’état du Président François Mitterrand au Vietnam en 1993, une ère nouvelle s’ouvrait dans le domaine de la coopération franco-vietnamienne. En février 1994, le Ministère de l’éducation et de la formation (MEF) et le Comité d’état des Vietnamiens à l’étranger organisèrent pendant trois jours au Palais de la réunification à Ho Chi Minh-ville, une conférence nationale intitulée « Les formations universitaires vietnamiennes face aux défis du XXIème siècle », où plus d’une centaine d’experts en éducation vietnamiens et quarante-trois « Viet-kieu » venant de onze pays ont apporté des exemples, des témoignages et des comparaisons sur différents systèmes d’éducation mondiaux. J’y étais invité à donner une conférence et avais participé également comme membre du comité d’organisation de la conférence. Un slogan nouveau y était lancé : «Industrialisation et modernisation » du Vietnam. Dans ce but, la formation des cadres supérieurs pour l’industrie constituait la priorité des priorités.

A cette époque, l’ECP avait déjà institué une grande politique concernant la formation d’ingénieurs de haut niveau à l’échelle mondiale en créant un réseau d’universités technologiques. Indépendamment des relations privilégiées avec des universités prestigieuses occidentales, telles que les MIT, CalTech, Georgia Tech, Stanford et Cornell aux Etats-Unis, les Universités techniques d’Allemagne comme la Technische Universität München (TUM), les Technische Hochschule de Stuttgart, d’Erlangen-Nürnberg et d’Aix la Chapelle, et le King’s College de Londres, les Universités d’Oxford et de Cambridge en Grande Bretagne ainsi que de nombreuses autres en Espagne, en Italie et en Russie, la direction de l’ECP s’est également intéressée aux potentialités des pays émergents en Asie dont le Vietnam, qui était alors un « dragon » naissant. Avec le Pr. Daniel Grimm, Directeur-adjoint de l’ECP, nous avons effectué une mission exploratoire au Vietnam sur invitation du Pr. Nguyen Van Dao, Recteur de la nouvelle Université nationale de Hanoi, pour connaître l’état des lieux et les besoins du Vietnam sur le plan de la formation en ingénierie, clé d’un développement et d’une modernisation industriels d’envergure. Nous avons été amenés à rencontrer des membres du gouvernement, des membres de l’Assemblée nationale, des industriels français et vietnamiens, la Secrétaire générale de la Chambre de commerce et d’industrie du Vietnam, ainsi que des universitaires et des scientifiques.

Le constat était manifeste :
– Les institutions locales avaient des enseignements trop théoriques, sans intervenants professionnels ni lien avec les entreprises vietnamiennes ou étrangères ; sans support de travaux pratiques car le manque de matériel expérimental était total. De même, les stages, les projets, les travaux pratiques étaient souvent absents du programme de formation faute de moyens.

– Du côté vietnamien, la formation d’ingénieurs de haut niveau « à la française » qui permet de fournir des « managers en devenir » n’existait pas. Toutes les universités vietnamiennes formaient des ingénieurs spécialisés destinés aux différentes branches de l’industrie de base.

– Les industriels français présents sur place avaient des besoins urgents de cadres locaux mais n’en trouvaient pas.

Or, pour répondre aux besoins de l’industrie, pour innover et surtout pour créer de nouvelles technologies, il fallait des ingénieurs capables de dominer, non seulement leur propre domaine de compétence, mais également posséder des connaissances scientifiques étendues sur l’ensemble des techniques modernes, afin de pouvoir anticiper, prévoir les problèmes du futur, trouver des solutions élégantes pour créer l’industrie de demain et arbitrer entre des exigences incompatibles de spécialistes, et ainsi aboutir à un projet équilibré. Dès lors, il était nécessaire de constituer un corps d’ingénieurs polyvalents de haut niveau et le gouvernement vietnamien était prêt à soutenir un tel projet. Ajoutons un point très positif en faveur d’une formation d’ingénieurs de haut niveau au Vietnam : le niveau intellectuel des étudiants vietnamiens est élevé, de par un héritage culturel millénaire. De plus, ils sont intelligents, travailleurs et passionnés. Enfin, dans un intérêt réciproque, pour éviter le problème bien connu de la « fuite des cerveaux » des pays émergents, la création sur place d’une formation d’ingénieurs de haut niveau était extrêmement souhaitable. Le projet d’une école formant des entrepreneurs industriels que nous avons exposé a beaucoup intéressé les personnalités vietnamiennes rencontrées. Nos visites auprès des responsables vietnamiens de haut niveau nous ont confortés de la justesse de nos initiatives. Nos souhaits étaient que, si le projet d’une formation d’ingénieurs de haut niveau se réalisait, le Vietnam puisse s’approprier le programme pour le faire sien par la suite.

Pour réaliser un tel projet, les décisions devaient venir des plus hautes sphères de l’état, sans cela, rien n’était possible. Avec les visites d’état au Vietnam du Président François Mitterrand en 1993 et du Président Jacques Chirac en 1997, des projets de coopération étaient sollicités de part et d’autre. Les projets sur l’éducation et la recherche étaient les plus demandés.

Đây là một quyển sách đã đi cùng một đoạn đường lịch sử của lĩnh vực khoa học và giáo dục Việt Nam với những nền tảng và bước tiến rất quan trọng để phát triển và vươn tầm quốc tế ! Với những câu chuyện của mình, quyển sách này – nơi kể lại hành trình thực hiện mơ ước của những nhà khoa học Việt Nam trong suốt 40 năm – sẽ ở lại cùng lịch sử hiện đại Việt Nam vì những thế hệ được thừa hưởng thành quả của sự cống hiến khoa học này đã và vẫn đang được ươm mầm mỗi năm, để đến lượt mình, giúp đất nước phát triển …

 

Quang Nguyên

About admin17 (441 Articles)
https://tieudaoquanblog.wordpress.com/

2 Comments on Giới thiệu sách song ngữ: Nhân chứng và kỷ niệm về một số quan hệ hợp tác song phương Pháp-Việt * Témoignages et souvenirs sur quelques coopérations franco-vietnamiennes (Nguyễn Quý Đạo)

  1. Tran Quang Minh // 24/02/2018 á 10 10 04 02042 // Répondre

    làm thế nào để mình mua được cuốn sách này? ở Việt Nam chỗ nào bán ah?

  2. A reblogué ceci sur Nguyễn Quý Đạo.

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :