Information bilingue: Toàn văn bài phát biểu của Tổng thống Pháp dịp Tết âm lịch – Discours du Président de la République, François Hollande, à l’occasion du Nouvel an lunaire 2017
Toàn văn bài Phát biểu của Tổng thống Pháp François Hollande
nhân dịp Tết Âm Lịch
tại Điện Elysée – Thứ tư ngày 8 tháng 2 /2017
Dịch sang tiếng Việt: Đỗ Thu Thủy – UGVF
***
(Bản tiếng Pháp ở dưới – Version en français en bas)
***
Kính thưa các vị đại biểu quốc hội,
Kính thưa các vị đại cử tri, đặc biệt là Ngài thị trưởng quận 13.
Kính thưa các quý bà, quý ông,
Tôi lại được gặp quý vị, luôn luôn đông đủ như vậy, thậm chí còn đông hơn nữa và với số lượng lớn các thiết bị chụp hình của điện thoại di động, bởi tấm hình đáng giá nhất là tấm chụp trong đó, vì không tấm ảnh chính thức nào khác có thể xác nhận sự hiện diện của quý vị ở đây như vậy, ở điện Elysée.
Tôi nói điều này dành cho tất cả những ai có thể đang quay phim phía dưới, rằng quý vị đang ở đây, điện Elysée, và được nồng nhiệt đón tiếp trong buổi lễ mừng Tết Âm Lịch này, vừa là một nghi thức được xác lập từ gần 30 năm nay, vừa đồng thời là một niềm tự hào về sự đa dạng văn hoá mà quý vị đại diện. Bên cạnh đó, tôi muốn cảm ơn các hội đoàn như các tổ chức sở tại đã đóng góp cho thành công của sự kiện với quy mô lớn này.
.
Năm nay có biểu tượng là con gà. Tôi cảm ơn quý vị về lưu ý tinh tế rằng, đây cũng chính là biểu tượng quốc gia của người Pháp. Các vị đã muốn thông qua biểu tượng này để thấy được sự tự hào, với dáng đứng oai hùng của chú gà trống, và đồng thời năng lực tự bảo vệ, đúng là vậy, đó là năng lực đấu tranh cho những giá trị và nguyên tắc của chúng tôi, của quý vị, trong đó, đặc biệt là vì sự tự do và an toàn.
Từ rất nhiều thế kỉ trước, mối liên hệ giữa Pháp và lục địa châu Á không chỉ được xây dựng từ những chuyến du hành mà còn bởi những mối liên hệ con người được thiết lập nên mà quý vị chính là những đại diện tiêu biểu nhất. Với rất nhiều người, gia đình của họ đến từ những đất nước xa xôi để rồi chọn nước Pháp là điểm dừng chân sau chặng đường nhiều khó khăn thử thách đã gặp, hoặc bằng ý chí muốn thành công ở đất nước chúng tôi. Và nước Pháp rất vui mừng được đón tiếp quý vị bởi quý vị là những thành viên trong gia đình ấy, đóng góp cho sự đa dạng chung, và cũng cho nguồn lực dồi dào về kinh tế, phong phú về văn hoá, cũng như cho nền đa chính trị vì một số vị ở đây hiện đang giữ những trọng trách trong các uỷ ban địa phương và rất có thể sắp tới sẽ được bầu vào Nghị Viện.
Nước Pháp là một xã hội cởi mở và điều này vẫn luôn đúng. Xã hội ấy mang những nguyên tắc cho phép việc sống chung hòa thuận, cho phép sự hoà hợp của tất cả chúng ta, bất kể nguồn gốc, tôn giáo và giáo dục. Chúng tôi xoá bỏ các xu hướng cổ suý sự nghi ngại, khép kín và chủ nghĩa bảo hộ. Cùng quan điểm này, chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh Davos cũng đã ủng hộ các quy tắc thương mại theo trật tự nhưng cũng cần tuân thủ các quy tắc chung giữa các lục địa. Chúng ta hết thảy đều bận tâm về việc thực hiện các giao lưu, trao đổi sao cho không vướng phải các cấm vận vô lý. Ngược lại, chúng ta càng phải tôn trọng các chuẩn mực về an toàn vệ sinh, xã hội, môi trường là điều liên quan đến tất cả chúng ta. Chúng ta vì vậy phát triển tinh thần trách nhiệm đối với câu hỏi lớn này cũng như với vấn đề của thương mại, và đấu tranh chống lại những bước thử nghiệm của chủ nghĩa bảo hộ.
Nước Pháp cũng vô cùng tự hào là điểm du lịch đứng đầu thế giới, đón tiếp rất nhiều du khách châu Á. Chúng tôi cũng là đất nước đón lượng du học sinh nước ngoài lớn nhất, đặc biệt từ châu Á. Ý thức về sự hiện diện của cộng đồng châu Á đông đảo này tại Pháp, bao gồm cả những người hiện đã trở thành công dân Pháp và cả khách du lịch, đó là lý do chúng tôi không chấp nhận bất cứ hành động phi pháp, phân biệt đối xử cùng các hành vi bạo lực nào có thể có nguồn gốc từ định kiến phân biệt chủng tộc, đụng chạm đến sự hòa nhập về mặt chủng tộc của những ai sống tại đây. Đây cũng là lý do mà chính phủ đã điều động tăng cường huy động an ninh để đảm bảo an toàn cho cộng đồng châu Á cùng các khách du lịch hiện đang ở Pháp.
Chính phủ đã có các biện pháp tăng cường cảnh giác, đặc biệt là các khu vực ven Paris cùng các đơn vị tuần tra khu vực kết hợp hệ thống camera giám sát an ninh. Tôi cũng muốn khẳng định rằng tất cả những điều này đều nhằm đảm bảo sự an toàn của các công dân của chúng tôi, nhất là những công dân gốc Á đang sinh sống và đóng góp vào cuộc sống chung. Chúng ta không thể nào dung thứ cho các hành động phi pháp và chúng đều sẽ phải nhận các hình phạt nghiêm khắc.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh với các quý vị về chất lượng của những mối quan hệ được thiết lập trong vòng 5 năm qua với các quốc gia châu Á.
Năm 2016 là một năm quan trọng với nước Pháp và Trung Quốc. Tôi đã nhiều lần gặp gỡ chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt là trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Hàng Châu. Tôi muốn nhấn mạnh mức độ nỗ lực của Trung Quốc để đi đến bản thỏa thuận chung giữa hai nước ở Paris về biến đổi khí hậu. Việc này thành công nhờ vào bản tuyên bố chung đã có trước đây giữa hai nước Pháp-Trung Quốc. Về vấn đề này, nước Pháp sẽ không cho phép bất cứ điều nào gây tổn hại tới những thoả thuận đã được toàn thể các quốc gia bao gồm cả các cường quốc thông qua.
Chúng tôi cũng đã muốn hợp tác cùng với Trung Quốc trong chương trình hạt nhân dân sự. Từ vài tháng gần đây, chương trình này đã có những bước tiến triển đáng kể nhờ các khoản đầu tư mà Pháp và Trung Quốc sẽ thực hiện tại Vương Quốc Anh.
Tôi vui mừng đón nhận thông tin rằng chính phủ Trung Quốc đã công nhận 45 nhãn hiệu rượu vang Bordeaux trong việc đánh giá rượu của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng các nhà chức trách sẽ không phải hối tiếc về quyết định này và tôi rất hạnh phúc khi các sản phẩm rượu vang của Pháp được người tiêu dùng Trung Quốc đánh giá cao.
Tôi mong rằng chúng ta có thể tăng cường hơn nữa sự hợp tác trao đổi giữa Pháp và Trung Quốc. Hiện đã có 9 trung tâm cấp visa đã đi vào hoạt động trong những năm gần đây và số lượng cấp visa đã tăng lên đáng kể. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ tiếp đón 5 triệu du khách Trung Quốc từ đây tới năm 2020.
Hai nước cũng đã có những cam kết chung về lĩnh vực văn hoá và rất vui mừng về triển lãm «L’invention du Louvre » (tạm dịch Phát kiến của Louvre) được tổ chức tại bảo tàng quốc gia Bắc Kinh.
Ngoài ra, tôi cũng sung sướng vì đã có 50.000 người trẻ Pháp đang học tiếng Trung Quốc. Thật đáng kể! Nếu tôi có thể nói điều gì thêm, thì rằng chỉ có 100.000 người Trung Quốc đang học tiếng Pháp… Nếu tính về sự chênh lệch tỉ lệ, chúng tôi hi vọng rằng việc giảng dạy tiếng Pháp sẽ có thể được phổ biến hơn nữa tại Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện có 35 000 du học sinh Trung Quốc tại Pháp, điều đó cũng là một điểm nổi bật và cơ hội cho cả hai nước, vì điều đó có nghĩa là sẽ có những mối liên kết chặt chẽ nhờ đó đang được tạo ra.
Sắp tới đây, trong vài ngày nữa, Thủ tướng Bernard CAZENEUVE sẽ có chuyến công du tới Trung Quốc và đây là một dịp để đào sâu hơn nữa mối quan hệ này.
.
Tôi đã tiếp tục xây dựng với Ấn Độ mối quan hệ dựa trên nền tảng đối tác chiến lược được thiết lập năm 1998. Hiện tại chúng tôi tiếp đón rất nhiều khách du lịch và sinh viên Ấn Độ. Con số này dự kiến sẽ đạt mức 10.000 người trong những năm tới.
.
Với Nhật Bản – đối tác đặc biệt, hai nước sẽ cùng chuẩn bị cho sự kiện kỉ niệm 160 năm thiết lập ngoại giao Pháp-Nhật qua chuỗi các hoạt động văn hoá sẽ được tổ chức trong suốt năm 2018.
.
Tôi đã có chuyến viếng thăm tới Việt Nam, mà rất nhiều trong số các quý vị ở đây đã tham gia cùng đoàn với tôi. Chuyến đi này đã cho phép tôi được nói về lịch sử vì Pháp và Việt Nam đã từng có thời gian hợp nhất cho vận mệnh chung, rồi lại chia tách vào giữa những năm 1950, và hiện chúng tôi, cùng với Việt Nam, đang chuẩn bị cho tương lai. Đó là những gì tôi đã làm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng mới. Một điều cũng rất quan trọng là những người Pháp gốc Việt cần cộng tác với các nhà chức trách Pháp để đầu tư hơn nữa vào Việt Nam và phổ biến tiếng Pháp.
.
Tôi dự kiến sẽ tới thăm Singapour, Malaysia và Indonesia. Ở Singapour, bởi đây là một quốc gia mà chúng ta đều biết là rất năng động, hiện đại, tại đay, cộng đồng người Pháp cư trú đông đảo và cũng có nhiều các công ty Pháp đang tiến hành đầu tư.
Sau đó tôi sẽ tới Malaysia, quốc gia đã trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Pháp trong khối ASEAN.
Tôi cũng sẽ tới Indonésie, quốc gia mà theo tôi được biết là một trong những quốc gia đông dân với số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất thế giới. Đạo Hồi tại đây đã luôn được coi là biểu tượng của sự cởi mở và lòng vị tha, cho phép chúng ta lan truyền thông điệp hoà bình.
.
Trong những năm vừa qua, tôi cũng đã rất muốn trở thành đối tác chính của Hàn Quốc. Trao đổi giữa hai nước đã tăng gấp đôi trong 10 năm và chúng ta cũng đã cùng tổ chức năm chéo giao lưu Pháp- Hàn/ Hàn- Pháp với thành công rực rỡ vì hơn 7 triệu công dân hai nước đã tham gia vào các hoạt động, sự kiện. Tôi muốn nhân sự kiện này để khẳng định sự ủng hộ cho phía Hàn Quốc trong bối cảnh Bắc Hàn tiếp tục khiến cộng đồng quốc tế lo ngại bởi các chương trình hạt nhân quân sự.
.
Với châu Á, và quý vị tại đây là những bằng chứng sống, chúng tôi đã luôn duy trì một tình hữu nghị: nước Pháp với châu Á, châu Á với nước Pháp.
Chúng ta, với những nền văn hoá khác biệt, nền văn minh khác biệt, đều ý thức rằng chúng ta chính là những nhân tố mang tính quyết định của thế giới, vì chúng ta đều có cùng quan điểm về sự đa dạng, có sự tôn trọng các dân tộc, sự độc lập chủ quyền của các quốc gia.Chúng ta biết những điểm tương đồng, đặc biệt là biết rằng văn hoá và kinh tế có thể đóng góp vào sự thịnh vượng chung. Chúng ta hiểu rằng chúng ta đều chung một quả địa cầu, mà tất cả đều có trách nhiệm phải giữ gìn. Đây là lý do tại sao chúng ta luôn hợp tác với nhiều lợi ích và kết quả chung với các quốc gia châu Á.
.
Năm Đinh Dậu chắc hẳn là một năm tràn đầy năng lượng bởi vì theo như tôi được biết thì năm nay lại là gà mạng hỏa. Tôi không biết điều này chính xác nghĩa là gì, nhưng các quý vị sẽ giải thích thêm giúp tôi. Nhưng tôi cũng hiểu, gà mạng hỏa nghĩa là con gà « thiện chiến », nồng cháy tình cảm. Chính bởi vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta càng nên làm cho đây trở thành một biểu tượng đẹp, để củng cố hơn nữa cho mối quan hệ giữa Pháp và châu Á. Và cuối cùng, tôi xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp Tết Âm Lịch, chúc năm mới hạnh phúc cho tất cả chúng ta, chúc năm nay sẽ an khang với tất cả quý vị, và sẽ là năm giúp nước Pháp tỏa sáng rộng rãi toàn cầu nhờ vào tất cả quý vị.
Xin cảm ơn.
Discours de François Hollande à l’occasion du Nouvel an lunaire
Palais de l’Elysée – Mercredi 8 février 2017
***
Mesdames, Messieurs les Parlementaires,
Mesdames, Messieurs les Élus, notamment Monsieur le Maire du XIIIe arrondissement,
Mesdames, Messieurs,
Je vous retrouve toujours aussi nombreux, même plus nombreux et avec encore davantage de portables parce que la seule photo qui vaille, c’est celle qui est sur son appareil, aucune autre photo officielle ne peut valoir confirmation de votre présence ici, à l’Élysée.
Je le dis pour tous ceux qui peuvent enregistrer mes propos, vous êtes bien ici, à l’Élysée, et vous y êtes chaleureusement conviés pour cette cérémonie du Nouvel An lunaire qui est à la fois une tradition établie depuis près de 30 ans et en même temps une fierté que d’avoir cette richesse culturelle que vous représentez. Je veux d’ailleurs remercier les associations comme les collectivités locales qui contribuent au succès de cet événement qui est devenu considérable en termes de participation.
Alors ce Nouvel An, cette année, est placé sous le signe du coq. Je vous remercie de cette délicate attention parce que, pour les Français et les Françaises, le coq est l’emblème national. Vous avez voulu montrer à travers ce symbole, le coq, à la fois une fierté – le coq se met sur ses ergots – et, en même temps, une capacité à nous défendre, oui, à défendre les valeurs, les principes qui sont les nôtres, qui sont les vôtres et notamment la liberté et la sécurité.
La France est liée au continent asiatique depuis très longtemps à travers des voyages qui se sont produits au cours des siècles passés, mais également à travers des liens humains qui se sont établis et dont vous êtes ici les meilleurs représentants. Pour beaucoup, vos familles sont venues de loin et ont choisi la France à travers un certain nombre d’épreuves quelquefois que vous avez pu rencontrer ou à travers une volonté qui était la vôtre de réussir ici, dans notre pays. Et la France est heureuse de vous accueillir parce que vous êtes ses enfants et que vous contribuez à la diversité mais aussi à la richesse économique, culturelle de notre pays et même à la richesse politique puisqu’un certain nombre d’entre vous ont maintenant des responsabilités dans nos collectivités locales et peut-être bientôt dans notre Parlement.
La France est une société ouverte et elle le démontre encore aujourd’hui. Elle porte des principes qui permettent de vivre ensemble et qui nous rassemblent tous, au-delà de nos origines, de nos croyances, de nos parcours. Nous rejetons la tentation de repli, de fermeture et même de protectionnisme. À cet égard, le Président XI Jinping, s’étant rendu au sommet de Davos, a défendu les principes du commerce régulé mais du commerce qui doit être la règle entre les grands continents. Nous devons tous être soucieux que les échanges puissent se faire sans que des barrières soient posées ou des restrictions imposées alors même qu’elles n’ont pas de justification. En revanche, il nous faut faire respecter les normes sanitaires, les normes sociales, les normes environnementales – mais nous en convenons tous. Nous développons donc l’esprit de responsabilité par rapport à cette grande question qui est celle du commerce et nous luttons contre les tentations de protectionnisme.
La France est également très fière d’être la première destination touristique au monde et nous accueillons de nombreux visiteurs venus d’Asie. Nous sommes aussi un des pays qui accueillent le plus d’étudiants étrangers et notamment venus d’Asie. C’est pourquoi, compte tenu de la présence de nombreux Asiatiques ici, en France, pour l’essentiel, devenus Français mais pour d’autres, touristes, nous ne pouvons pas admettre et accepter les actes de délinquance ou de discrimination, de violence qui peuvent être inspirés par des préjugés racistes et qui portent atteinte à l’intégrité physique des personnes qui vivent ici. C’est la raison pour laquelle l’État s’est fortement mobilisé pour assurer la sécurité des ressortissants asiatiques ou en voyage dans notre pays.
Des mesures ont été prises par le gouvernement pour renforcer notre vigilance, notamment en agglomération parisienne, avec des patrouilles, des unités locales de sécurité et la vidéoprotection. Et je veux affirmer ici que tout sera fait pour assurer la sécurité de tous nos compatriotes et notamment de ceux qui, d’origine asiatique, habitent nos villes et nos quartiers et contribuent à la vie en commun. Nous ne pouvons tolérer aucune agression et toutes seront punies sévèrement.
Je veux aussi insister devant vous sur la qualité des relations que, depuis près de cinq ans, j’ai voulu établir avec le continent asiatique.
L’année 2016 a été une grande année pour la France et pour la Chine. J’ai rencontré le Président XI Jinping à plusieurs reprises et notamment lors de la présidence par la Chine du G20 à Hangzhou qui fut un grand succès.
Je veux également souligner combien la Chine a été précieuse pour trouver un accord à Paris sur le climat. Et c’est parce qu’il y a eu une déclaration commune entre la France et la Chine que nous avons pu avoir ce succès. Là encore, la France n’acceptera pas que l’on puisse remettre les acquis, remettre en cause les acquis de cette négociation et l’accord qui a été trouvé et qui engage tous les pays et, forcément, les plus grands d’entre eux.
Nous avons aussi voulu, avec la Chine, engager une coopération sur le nucléaire civil et il y a eu des avancées très importantes ces derniers mois et notamment par un investissement que nous allons faire, français et chinois, au Royaume-Uni.
Je veux quand même saluer l’effort – mais enfin c’est un effort qui est un plaisir –, l’effort de la Chine pour reconnaître 45 appellations bordelaises pour apprécier nos vins. Je pense que les autorités chinoises n’auront pas à regretter ce geste et je suis très heureux qu’il puisse y avoir une appréciation par les consommateurs chinois de notre viticulture et de nos productions.
Je souhaite également que nous puissions avoir encore davantage d’échanges entre la France et la Chine. Il y a 9 centres de visas qui ont été créés ces dernières années et le nombre de visas est en considérable augmentation. Nous avons l’objectif d’accueillir 5 millions de visiteurs chinois d’ici 2020.
Nous avons mis beaucoup aussi d’engagement commun dans la culture et nous sommes très heureux qu’il y ait une exposition, « L’invention du Louvre », qui soit présentée au musée national de Pékin.
Je me réjouis également qu’il y ait 50 000 jeunes Français qui apprennent le chinois. C’est considérable ! Si je puis dire, il n’y a que 100 000 Chinois qui apprennent le français… Si nous faisons les proportions, nous souhaitons que le français se diffuse encore davantage. Mais, il y a 35 000 étudiants chinois en France et ça aussi, c’est un atout et une chance pour nos deux pays parce que cela veut dire qu’il y aura des liens indestructibles qui seront ainsi créés.
Prochainement, dans quelques jours, le Premier ministre, Bernard CAZENEUVE, va se rendre en Chine et ce sera l’occasion encore d’approfondir cette relation.
.
J’ai également établi avec l’Inde un très bon rapport fondé sur le partenariat stratégique que nous avons conclu en 1998. Et là encore, nous accueillons de nombreux touristes indiens et de nombreux étudiants et nous avons l’objectif d’en accueillir 10 000 dans les prochaines années.
.
Avec le Japon, nous sommes liés par un partenariat d’exception et nous allons préparer le 160e anniversaire des relations diplomatiques entre la France et le Japon et avec de grandes manifestations culturelles qui seront organisées tout au long de l’année 2018.
.
Je me suis également rendu au Vietnam et plusieurs d’entre vous m’ont accompagné pour cette visite. Cette visite me permettait de parler de l’histoire puisque la France et le Vietnam ont été à un moment unis pour le destin qui devait être le leur et qui s’est séparé au milieu des années 1950 et nous avons, avec le Vietnam, à préparer l’avenir. C’est ce que j’ai fait et notamment dans le domaine des nouvelles technologies et des énergies nouvelles. C’est très important aussi que les Français d’origine vietnamienne puissent travailler avec les autorités de notre pays pour investir encore davantage au Vietnam et porter la langue française.
.
Je me rendrai bientôt à Singapour, en Malaisie et en Indonésie. À Singapour, parce que c’est un pays qui est très dynamique, chacun le sait, c’est un pays d’innovation et nous avons là aussi une communauté française importante, avec des entreprises qui se sont investies dans ce pays.
Ensuite, je me rendrai en Malaisie qui est devenue l’un des principaux partenaires économiques de la France au sein de l’ASEAN.
Je me rendrai en Indonésie qui, je le rappelle, est l’un des pays les plus peuplés au monde et qui compte aussi le plus grand nombre de musulmans au monde et avec un Islam qui a été toujours conçu comme une ouverture et comme une tolérance, nous permettant de partager ce même message de paix.
.
J’ai également voulu, tout au long de ces dernières années, nouer avec la Corée du Sud un partenariat majeur. Nos échanges ont doublé en 10 ans et nous avons organisé des Années croisées France-Corée/Corée-France qui ont eu un énorme succès puisque plus de 7 millions de Français et de Coréens ont participé à ces manifestations. Je saisis cette occasion pour dire que nous sommes aux côtés de la Corée du Sud alors que la Corée du Nord continue de défier la communauté internationale avec son programme nucléaire militaire.
.
Avec l’Asie, et vous en êtes les preuves vivantes ici, nous avons su entretenir une amitié, la France avec l’Asie et l’Asie avec la France.
Nous sommes, avec des cultures différentes, des civilisations différentes, conscients que nous sommes des acteurs déterminants du monde parce que nous avons la même conception de la diversité, du respect des peuples, de l’indépendance de nations. Nous savons ce que nous avons en commun et notamment ce que la culture et l’économie peuvent contribuer à la richesse globale. Nous sommes conscients de ce que nous n’avons qu’une seule planète et que nous devons la préserver. C’est pourquoi nous travaillons toujours avec beaucoup de bénéfices et de fruits communs avec les pays de l’Asie.
Alors l’année du coq est forcément une année qui est synonyme d’énergie puisque le coq, si j’ai compris, est un coq de feu. Je ne sais pas ce que ça veut dire exactement mais vous allez me l’expliquer. Ça veut dire que le coq est combatif et brûle de beaucoup d’amour, je le sais aussi. Et donc nous devons en faire, je le pense, un beau symbole pour encore accentuer les liens entre la France et l’Asie et je voulais, pour cette dernière fois, vous dire tous mes vœux pour la Nouvelle Année lunaire, qu’elle soit heureuse pour tous et qu’elle permette à la France de rayonner grâce à vous partout dans le monde.
Merci.
Laisser un commentaire