Thưởng trà- Thú vui tao nhã mùa thu

Giữa muôn vàn lựa chọn thức uống từ cổ điển như cà phê, nước ép đến hiện đại như đá xay, trà sữa, trà mạn truyền thống vẫn có một chỗ đứng riêng trong lòng người Việt. Không riêng người cao tuổi, trung niên mới thích uống trà, giới trẻ ngày nay cũng đang tìm về nét văn hóa ẩm thực lâu đời này.

1. Người Việt đón Trung thu

Không mâm cao cỗ đầy với bánh trái và đa dạng thức uống như ngày nay, người Việt xưa đón Trung thu với mâm cỗ trông trăng khá giản dị: vài chiếc bánh nướng, bánh dẻo và ấm trà thơm. Nhưng có lẽ nhờ sự giản đơn ấy, người ta có thời gian đủng đỉnh cắn một miếng bánh, nhấp một ngụm trà để thả lỏng vào những chiêm nghiệm sâu xa. Vì sao người xưa lại chọn trà mà không phải thức uống nào khác để ăn cùng bánh Trung thu? Bàn về điều này, nhiều chuyên gia ẩm thực cho rằng nguyên nhân đến từ vị giác. Sau khi ăn một miếng bánh ngọt, vị giác người thưởng bánh dường như chưa được thỏa mãn. Chút đắng chát của trà ban đầu tưởng sẽ làm dịu đi vị ngọt của bánh nhưng thật ra trà có cái ngọt hậu. Dư âm đó chính là điều đặc sắc giúp kéo dài vị thơm ngọt củan ánh. Cũng bởi vậy, hiếm thức uống nào thay thế được trà trong nghệ thuật dùng bánh Trung thu.

Hình ảnh chén trà chiều thanh nhã.

.

.

Vì sao người xưa lại chọn trà mà không phải thức uống nào khác để ăn cùng bánh Trung thu? Bàn về điều này, nhiều chuyên gia ẩm thực cho rằng nguyên nhân đến từ vị giác. Sau khi ăn một miếng bánh ngọt, vị giác người thưởng bánh dường như chưa được thỏa mãn. Chút đắng chát của trà ban đầu tưởng sẽ làm dịu đi vị ngọt của bánh nhưng thật ra trà có cái ngọt hậu.Dư âm đó chính là điều đặc sắc giúp kéo dài vị thơm ngọt của bánh. Cũng bởi vậy, hiếm thức uống nào thay thế được trà trong nghệ thuật dùng bánh Trung thu.

Thói quen ăn bánh Trung thu đi kèm trà nóng đã trở thành nét văn hóa. Trong cái ngọt của bánh có vị đắng chát của trà. Trong sự thanh khiết của trà có sự cầu kỳ của bánh. Cũng như vậy, sự viên mãn ta mong cầu trong ngày rằm thực ra là tổng hòa của vị ngọt và trái đắng trong đời.

Ngày nay, dù có rất nhiều loại thức uống ra đời nhưng vào dịp Trung thu, nhiều người Việt vẫn chọn trà để tăng thêm dư vị cho mùa đoàn viên. Không chỉ người già, lớp trẻ cũng đang dần tìm thấy những điều thú vị trong nét văn hóa xưa. Nếu đang tìm kiếm một trải nghiệm mới, đơn giản và thanh cao giữa đời sống bộn bề, Trung thu này, bạn trẻ hãy ngồi xuống cùng người thân nhấm nháp những giọt đắng chát tinh tế, kéo theo dư vị ngọt ngào hòa quyện của bánh và trà.

2. Người trẻ đón Trung thu: đâu cần náo nhiệt mới vui

Nhắc đến người trẻ, số đông thường nghĩ về những đặc trưng như: thích xê dịch, thích cái mới, thích tốc độ. Bởi vậy, cái thú chơi đầy tính thong dong như “thưởng trà” khi ghép đôi với “giới trẻ” dường như trở thành cặp đũa lệch trong quan niệm nhiều người.
Mỗi dịp Trung thu, người trẻ thường có xu hướng du ngoạn phố phường để hòa vào không khí đông đúc, với âm thanh náo nhiệt và ánh sáng muôn màu…  Họ vốn thích tìm kiếm và khám phá cái mới để cuộc sống thêm màu sắc. Thưởng trà, tuy là trải nghiệm có phần hoài cổ, nhưng lại giúp người trẻ một lần sống về những ngày xưa cũ.

.

van%20hoa%20tra%20viet.jpg
.

Cái thú thưởng trà nghe qua những tưởng hài hòa nhưng lại hàm chứa khá nhiều mâu thuẫn. Ẩn trong từng cử chỉ thư thái khi nâng chén uống trà lại là những luân chuyển không hồi kết của suy nghĩ và chiêm nghiệm. Nhấp một ngụm trà, người trẻ như tìm được phút thảnh thơi giữa bộn bề công việc hay các mối quan hệ bạn bè, yêu đương.
Nhưng khi tâm hồn đã thư thái cũng là lúc người ta tự vấn lại lòng mình. Chỉ một chén trà ngon đã đủ lay động những sâu kín trong tâm hồn. Nhưng trong tiết trời mùa thu mát lành, trên cao là trăng sáng vằng vặc, cái lay động đó lại trở nên êm dịu đến độ thanh thản nhẹ như không. Người trẻ, đâu chỉ có những hoạt động bề nổi mà thiếu đi những lúc sâu sắc.

3. Thưởng trà với đủ các giác quan

Khi thưởng trà bằng đầy đủ giác quan, lòng người bỗng cảm nhận được sự viên mãn. Uống trà đâu chỉ để nhấm nháp cái đắng chát hay dư vị ngọt hậu của riêng lá trà. Người ta uống trà còn để thưởng lãm cả sự tinh tế của bộ ấm chén pha trà, của không gian uống trà, của câu chuyện bên tách trà, của món đồ ngon nhấm nháp, với câu chuyện hàn huyên.

Ngày nay, nhiều người trẻ còn theo học nghệ thuật trà đạo, muốn nâng tầm văn hóa uống trà của người Việt.

.

Nhắc tới nghệ thuật thưởng trà, người xưa thường lưu truyền câu nói “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Theo đó, ngoài nước tinh khiết, trà ngon, để pha được một ấm trà hảo hạng còn cần đến “tam bôi, tứ bình” , ấy là chén và ấm pha trà. Uống trà, thưởng bánh không chỉ cần hương vị thơm ngon mà cần cả cảm quan thị giác. Những bộ ấm chén họa tiết tỉ mỉ sẽ là chất xúc tác giúp thăng hoa cảm xúc, âm nhạc hay giọng nói người tri kỷ tri âm cũng tạo nên tiết tấu cho buổi thưởng trà,..

Nhịp sống hối hả chững lại, thong thả, thảnh thơi hơn bên tách trà trang nhã. Lúc ấy, sự lắng nghe và cảm nhận cuộc sống dường như lắng sâu hơn, điềm tĩnh hơn. Bởi vậy, thu sang, khi cái se lạnh đã thấu vào da thịt, dư vị ấm nóng, vị chan chát rồi lại ngọt ngọt nơi cuống họng của tách trà lại có sức hút hơn cả so với các loại đồ uống thời thượng khác. Tất cả thời gian, không gian, ký ức, các giác quan cảm giác ấy như sinh ra để làm đẹp cho nhau: Thu – Bánh Trung thu – Trà…

 

Yến Lê.

Nguồn ảnh và bài viết: tổng hợp từ Internet.

 

About Linh Sam (124 Articles)
Như đứa trẻ luôn tò mò khám phá và tích góp trải nghiệm trên hành trình cuộc sống... Liên hệ: radio.lien99@gmail.com

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :