Vài lời khuyên để có sức khỏe và học tập tốt (NKN)

A- Sức khỏe:

Thứ quý giá nhất trong cuộc đời là học tập và sức khỏe (Bouddha)

Một tâm hồn minh mẫn trong một thân thể khỏe mạnh (Juvénal)

Cần sống sạch sẽ. Chú ý đến sự điều độ, chừng mực.

Ngủ ngon: ít nhất 7 đến 8 tiếng mỗi đêm. Đừng thức khuya quá.

Ăn uống lành mạnh (ưu tiên thực phẩm sạch Bio): 5 loại rau quả mỗi ngày.

Ăn ít thịt đỏ. Nên ăn gà vườn. Cá : 2 đến 3 lần mỗi tuần.

Ăn ít mặn, ít ngọt, ít béo.

Hiện nay, nhiều bạn trẻ ăn chay (điều này giúp giảm nhẹ sức ép lên hành tinh chúng ta, vốn đã bị suy kiệt, theo báo cáo của GIEC (*) 2019. Đừng quên rằng hằng năm thế giới dùng 323 triệu tấn thịt, tức 10 tấn mỗi giây).

Không nên uống rượu, không hút thuốc (13)

Phần lớn bệnh tật là do thói quen ăn uống không lành mạnh.

 

Để sống khỏe, hạnh phúc và hơn trăm tuổi (như người Nhật ở Okinawa), cần tuân theo 5 chỉ dẫn sau:

Ăn uống lành mạnh

Tập thể dục hằng ngày hay chơi thể thao (30 đến 60 phút)

Rèn luyện trí não (đọc, viết, làm cho 100 tỷ neuron của não bộ phải vận động)

Không lo sợ (vốn là nguồn gốc của nhiều bệnh) (14)

Sống chan hòa với mọi người, rộng lượng, đoàn kết, chia sẻ và khoan dung (sẽ thiếu sót nếu bỏ qua đặc tính cuối này).

Thông thường, người ta đề cập đến hai lời khuyên đầu nhưng bỏ qua 3 điều cuối.

 

B- Làm việc:

Làm việc là sức khỏe.

Học tập là chìa khóa của mọi vấn đề kinh tế và xã hội (John Rawls).

Sống có tham vọng, có kế hoạch tương lai. 

Hãy để cuộc đời bạn là một giấc mơ, và biến giấc mơ thành hiện thực (Saint – Exupéry).

.

Đưa ra đường hướng và mục tiêu cụ thể (ngắn hạn và dài hạn), chiến lược (phối hợp các hành động để đạt đến mục tiêu) và chiến thuật (để đạt kết quả bằng các biện pháp khéo léo và hiệu quả).

 

Trong lớp, nên ngồi bàn đầu để tập trung nghe giảng (theo dõi ánh mắt của Thầy giáo). Thầy giáo đánh giá cao sự chăm chỉ của bạn.

Khi đó, bạn sẽ có sự tập trung tốt nhất. Sự chú ý, liên quan đến cố gắng nghe giảng, sẽ tốt hơn. (Bạn sẽ không mở xem điện thoại di động).

Bạn tiếp thu bài giảng của Thầy giáo dễ dàng hơn và sẽ tốn ít thời gian để học bài ở nhà. Trong lớp, bạn đã hiểu được khoảng 70% bài giảng, chỉ còn 30% để học thêm ở nhà. Cố gắng tận dụng triệt để thời gian ở cấp ba và đại học. Trong lớp, đừng ngần ngại phát biểu, trao đổi và tranh luận (một cách lịch sự và lễ phép). Có thể nhờ Thầy giáo giải thích thêm vào cuối giờ nếu cần thiết.

Cố gắng đọc lại bài giảng ngay buổi tối, nếu có thời gian.

Đừng trốn học đi chơi, đừng nghỉ học trừ lúc bị bệnh. (Những ai nghỉ học luôn sai).

 

C- Những điều kiện chính để học tập tốt:

Học tập PHƯƠNG PHÁP (Jean Jacques Rousseau), tập trung tối đa, kỉ luật, chăm chỉ, đam mê, nhiệt tình, tự tin, ham tìm hiểu, hiệu quả, kiên trì, can đảm, trách nhiệm, năng động, thư giãn, không lo lắng không căng thẳng.  

Mỗi người học tập theo nhịp độ của mình nhưng chú ý cải thiện phương pháp học của bản thân.

Đừng có hành xác để mong đợi kết quả tốt.

Học tập để thăng hoa, phát triển những khả năng và thế mạnh của bản thân, và sống với mọi người.

Học tập một cách hài hòa, khai thác triệt để tiềm năng bản thân, tăng sự tự tin đối với bản thân.

 

Âm nhạc, thể thao, hoạt động ngoại khóa (rất quan trọng trong CV) và thư giãn là hết sức cần thiết cho sức khỏe, cho sự cân bằng giữa thể xác và đầu óc.

 

Điều quan trọng là phải quản lý tốt thời gian (thời gian trôi qua không bao giờ lấy lại được – thời gian là tiền bạc).

 

Thiết lập thứ tự ưu tiên

Phân loại những việc cần gấp. Phân chia theo mức độ quan trọng và khó khăn.

Hoạch định công việc. Lên lịch làm việc theo tuần, tháng, quý.

 

Làm việc nhóm, ôn bài với các bạn cùng lớp.

Chủ động, đặt vấn đề trong bối cảnh chung, biết cách tiên đoán.

 

Học bài như thế nào (cách của tôi)

  • Đọc lần thứ nhất: đọc nhanh (2 đến 3 phút) để biết bài nói gì
  • Đọc lần thứ hai: đọc chậm để tìm hiểu ý nghĩa, gạch dưới những điểm quan trọng bằng hai bút màu, ghi chép lại vắn tắt trên những phiếu nhỏ (fiches).
  • Đọc lần thứ ba: đọc lại toàn bộ bài, tổng hợp, nhưng đừng cố gắng nhớ (điều này chỉ có ích lúc ôn bài trước ngày thi hoặc kiểm tra).

 

Học toán, lý-hóa, cốt lõi là trình tự lập luận tốt. Khi giải bài tập, nên tập trung vào phương pháp hơn là kết quả cuối cùng.

Lập luận khoa học chặt chẽ là hết sức quan trọng. Trả lời các câu hỏi dễ trước

(Ví dụ, tìm trên Google Con số vàng (Nombre d’or) để chiêm ngưỡng nét đẹp của tỉ lệ thần thánh). 

 

Học triết, cần nắm vững các khái niệm và định nghĩa. Từ ngữ trong môn này có nhiều nghĩa.

 

Viết luận, cần hiểu đúng câu hỏi đề ra.

 

Sách bài tập có lời giải và những đề thi cũ rất hữu ích. Internet cũng có thể giúp ôn bài.

Để tránh căng thẳng và để có đầu óc thanh thản khi học, cần tuân theo một số nguyên tắc tinh thần sau : Rộng lượng, bao dung, đoàn kết, chia sẻ, sẵn lòng, đồng cảm, chân thực, lịch sự, khiêm tốn, tôn trọng người khác.

 

Dalai Lama và Ricard Matthieu khuyên chúng ta nên thực hành lòng vị tha.

Khi có sự bình yên trong tâm hồn, lương tâm thanh thản, và không xung đột với ai, thì ta ở trạng thái thiền, ta có thể làm việc một cách thoải mái và hoàn toàn tập trung

 

D- Trí nhớ:

Trong khảo luận đầu tiên về trí nhớ, Aristote cho rằng tim là trung tâm của trí tuệ, lòng can đảm và trí nhớ, từ đó mà có từ học thuộc lòng (savoir par coeur).

Người ta phân biệt trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn, trí nhớ âm thanh và trí nhớ hình ảnh.

Ta dùng trí nhớ thường xuyên. Do đó, cần phải giữ gìn trí nhớ và bảo dưỡng nó.

Tiềm năng của bộ não là vô cùng lớn. Rất tiếc là ta chỉ khai thác nó rất ít.

Trong khoa học thần kinh, trí nhớ là nơi lưu trữ thông tin.

Nhưng không nên làm đầy trí nhớ như làm đầy một đĩa cứng máy tính.

 Trí nhớ cần phải thanh thản, luôn sẵn sàng để tính toán, lập luận và suy nghĩ. Do đó, không nên học thuộc lòng, trừ bài thơ, bài hát và bảng cửu chương.

Để phát triển và duy trì trí nhớ, theo nhà thần kinh học Bernard Croisile, cần chế độ ăn uống Địa Trung Hải (ngăn ngừa nguy cơ về tim mạch), hoạt động thể dục thường xuyên (cung cấp oxy cho bộ não) và hoạt động trí não (khiến bệnh tật đến chậm).

Ăn uống cân bằng đảm bảo cho bộ não hoạt động tốt.

Đừng quên rằng hệ tiêu hóa được xem như bộ não thứ hai.

Cần quan tâm đến bộ máy tiêu hóa.

Nuôi dưỡng tình bạn và tình yêu cũng là nuôi dưỡng trí nhớ.

Để duy trì trí nhớ thì các mối quan hệ xã hội và tình cảm là hết sức cần thiết.

Một đầu óc được sắp xếp gọn gàng thì tốt hơn một đầu óc chứa quá nhiều thứ (Montaigne).

Khoa học mà thiếu lương tâm thì chỉ là sự mục nát của tâm hồn (Rabelais).

 

Để có kiến thức chung, nên đọc báo và xem tin tức trên tivi. Điều này rất có ích khi đi phỏng vấn xin vào trường hay xin việc làm. Cần nắm bắt các vấn đề thời sự. Có nhiều chủ đề cần lưu ý như:

  • Kinh tế và tài chính ( chiến tranh thương mại, việc làm, thất nghiệp,…)
  • Chính trị và xã hội (nhập cư, độc tài, bất bình đẳng và bất công xã hội,…)
  • Công nghệ số (sự thống trị của GAFA(**), công nghiệp 4.0, trí tuệ thông minh,…)
  • Khí hậu (báo cáo của GIEC (*), cô gái Greta Thunberg, nắng nóng, phá rừng,…)
  • Sinh thái (phát triển bền vững, quản lý chất thải hộ gia đình, ô tô điện…)
  • Năng lượng (sự suy thoái và từ bỏ điện hạt nhân, sự ô nhiễm đầy nguy hiểm của các nhà máy điện than, đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo,…)

 

Phân loại các đề tài trên báo chí theo chủ đề và xếp chúng trong hộp.

Lưu trữ những thông tin quan trọng trên máy tính.

Điều này sẽ rất hữu ích cho những buổi thuyết trình hay bài tập.

 

Luôn luôn có bên cạnh cây bút chì và cuốn sổ để ghi chú công việc và các hoạt động.  Như thế ta khỏi quên và tránh làm phiền đến trí nhớ một cách không cần thiết.

 

                                                                                    Grenoble, 21/08/2019

Nguyễn Khắc Nhẫn

Nguyên Giám đốc Trường Cao đẳng điện học và Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật SàiGòn (nay là Đai học Bách khoa TP Hồ Chí Minh)

Nguyên Cố Vấn Kinh tế và Dự báo Chiến lược EDF Paris

Nguyên GS Viện Kinh tế Năng lượng và Đại học Bách khoa Grenoble

 Sách và tài liệu nên đọc :

1- Plaidoyer pour l’altruisme (La force de la bienveillance), Matthieu Ricard, Ed.Nil

2- Le grand livre de l’alimentation «Spécial Energie», Véronique Liesse, Ed. Leduc Pratique

3- Vital! Votre Bible Santé, Dr Frédéric Saldmann, Ed. Albin Michel

4- Vivre anti cancer, Dr Lorenzo Cohen Alison Jefferies, Ed. Robert Laffont

5- Prenez soin de vous maintenant ! Pour vivre heureux plus longtemps, Eric Dupont,

Christine Michaud, Diane Bilodeau, Christian Fortin, Ed. Flammarion

6- Bien dormir enfin, Marie-France, Ed.Jouvence

7- Collection le Monde est Mathématiques, Institut Henri Poincaré (Préface générale de Cedric Villani, médaille Fields)

8- Collection Génies des Mathématiques, sous la direction de Etienne Ghys, de l’Académie des Sciences, Le Monde et l’Obs

9-https://mrmondialisation.org/un-cadre-dhsbc-demissionne-publiquement-avec-une-lettre-ouverte-a-lhumanite/

10-https://www.letemps.ch/suisse/greta-thunberg-adultes-se-sentent-coupables-un-enfant-dit-quils-volent-futur

11-https://actu.orange.fr/societe/environnement/climat-greta-thunberg-en-visite-surprise-dans-le-bassin-minier-rhenan-CNT000001hNENC.html

12-https://fr.euronews.com/2019/08/08/securite-alimentaire-et-rechauffement-climatique-le-double-defi

13-La méthode simple pour En finir avec la cigarette, Allen Carr, pocket

14-Je me sens bien avec la cohérence cardiaque, Thierry Thomas, Ed. Leduc.s

 

(*) GIEC: Groupe d’experts Intergouvernemental sur l’Evolution du Climat

(**) GAFA : Google, Apple, Facebook, Amazon

 

 

About admin17 (441 Articles)
https://tieudaoquanblog.wordpress.com/

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :