Tin thời sự: Căng thẳng Biển Đông hè 2019

Tình hình Biển Đông từ mùa hè này có những diễn mới căng thẳng khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc, cùng các thuyền hộ tống và dân binh, đã thực hiện hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Việc đoàn tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc tiếp cận đảo Tư Chính để tìm cách khai khác và khoan tìm dầu khí của Việt Nam tại đây hoàn toàn là hành động xâm phạm không thể chấp nhận được. 

Tình hình còn bị đẩy xung đột cao hơn với sự việc: Sau khi đưa đoàn tàu khảo sát dầu khí trái phép vào đảo Tư Chính, vào đầu tháng 8/2019, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) lại ngang nhiên đưa ra thông báo tập trận quân sự tại các tọa độ thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và cấm tất cả tàu thuyền qua lại trong khu vực này.

bdban-do-eez-vietnam-trung-quoc19082019ttoda-sua-15661882096921011300732

Nguồn: Maritime Awareness Project – Đồ họa: N.KH.

Từ cuối tháng 7 cho đến hiện nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam, thông qua người phát ngôn là bà Lê Thị Thu Hằng, đã nhiều lần đưa ra tuyên bố chính thức khẳng định chủ quyền với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời kêu gọi Trung Quốc lập tức rút đoàn tàu Hải Dương ra khỏi khu vực. Đồng thời, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng trao công hàm phản đối việc tập trận của Trung Quốc tại Hoàng Sa.
Dù vậy, đoàn tàu Hải Dương của Trung Quốc dù có rút lui rồi vẫn tiếp tục quay trở lại, gây ra sự phẫn nộ lan rộng và sự phản đối không những của người Việt Nam khắp thế giới mà còn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 2/8/2019, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26 (ARF-26) tại Bangkok (Thái Lan), với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 27 nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị. Ông đã thẳng thắn nêu đích danh đoàn tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Theo Vietnamnet: « Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng nhấn mạnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hoá, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát HD-8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép.

pho-thu-tuong-neu-dich-danh-nhom-tau-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-viet-namPhó Thủ tướng khẳng định, những hành động này vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982. Nghiêm trọng hơn, đây là diễn biến tiếp theo các hoạt động cải tạo bồi đắp quy mô lớn và quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp trên biển. Các diễn biến này làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng trực tiếp tới hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hài và hàng không ở Biển Đông, vi phạm DOC và đi ngược lại cam kết duy trì môi trường thuận lợi cho đàm phán COC.

Ông đề nghị ASEAN giữ vững đoàn kết và tiếng nói chung, tái khẳng định các nguyên tắc và cam kết đối với hoà bình và ổn định, lên tiếng kêu gọi kiềm chế, không có các hành động đơn phương làm phương hại tiến trình đối thoại và hợp tác khu vực, cản trở hoạt động kinh tế hợp pháp của các nước ven biển; và nỗ lực xây dựng một COC hiệu lực, thực chất.« 

(https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/pho-thu-tuong-neu-dich-danh-nhom-tau-trung-quoc-vi-pham-chu-quyen-viet-nam-555022.html#inner-article)

Rất nhiều nước tại Diễn đàn đã ủng hộ sự thẳng thắn của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh. Cuộc họp đã ra thông cáo chung về tình hình nghiêm trọng ở Biển Đông, nhấn mạnh việc phi quân sự hóa, tuân thủ luật pháp quốc tế và tìm biện pháp hòa bình. Việt Nam đã đối thoại song phương với nhiều nước trong khu vực để tìm sự ủng hộ và hỗ trợ về giải pháp trong những căng thẳng Biển Đông

Thông tin mới nhất ngày hôm nay, 29/8, cho hay Ủy ban châu Âu vừa ra tuyên bố về diễn biến trên Biển Đông.

Bà Maja Kocijancic – người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về vấn đề ngoại giao và chính sách an ninh – cho biết căng thẳng cao độ trong các tuần qua tại Biển Đông có thể làm xói mòn hòa bình và hợp tác ở khu vực này, các bên tranh chấp cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của bên thứ ba bằng hình thức hòa giải hoặc phân xử để tạo thuận lợi cho việc giải quyết các khiếu nại. Bà cho biết rằng khối Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục ủng hộ khối ASEAN nhằm tăng cường hợp tác đa phương, cũng như hợp tác chặt chẽ hơn với các bên thứ ba, và đồng thời “Chúng tôi đang mong chờ việc hoàn tất nhanh chóng, minh bạch về tiến trình đàm phán một bộ quy tắc ứng xử hiệu quả, thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý”.

Các báo chí và truyền thông nước ngoài như Les Echos, Washington, Reuters,.. đều đồng loạt lên tiếng phản đối trước các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Hàng triệu người Việt Nam khắp thế giới đều theo dõi tin tức, diễn biến tại khu vực này.
Việc đấu tranh bằng sự ủng hộ quốc tế là cần thiết trong thời đại này, đặc biệt khi Việt Nam đã có được các bằng chứng và luật quốc tế rõ ràng, hợp pháp để khẳng định chủ quyền của vùng biển Việt Nam. Thông tin sẽ được cập nhật tiếp theo.
.
.
Ban truyền thông Hội NVNTP

 

 

About admin17 (441 Articles)
https://tieudaoquanblog.wordpress.com/

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :