Phát biểu của Đại sứ Nguyễn Thiệp nhân dịp Quốc Khánh 2-9

Ngày 28/08/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng tám, Quốc khánh 2-9 và 75 năm Ngành ngoại giao Việt Nam.

Ông Nguyễn Thiệp, Đại sứ CHXHCNVN tại Pháp

Trong bài phát biểu của mình, Đại sứ Nguyễn Thiệp đã nêu khái quát hành trình đi lên của dân tộc trong suốt 75 năm qua “với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một chính thể dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn 80 năm ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. “75 năm sau khi giành được độc lập, nước ta đã trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ, với chế độ chính trị vững vàng ổn định, đã hội nhập hoàn toàn vào cộng đồng quốc tế, có vị thế trên trường quốc tế và hơn nữa đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới. Về kinh tế, Việt Nam đang từng bước vững chắc tham gia nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.332 USD/người năm 2010 lên khoảng 3.000 USD/người năm 2020. Về văn hóa, văn hóa Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú, trở thành nguồn lực phát triển đất nước.Về xã hội, hệ thống chính sách xã hội được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, hệ thống y tế và giáo dục phát triển rộng khắp. Thành tựu xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Tỷ lệ hộ đói, nghèo đã giảm liên tục từ 30% năm 1992 xuống còn 7% năm 2015 và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều. Về quốc phòng-an ninh, thành tựu lớn nhất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh quốc gia, ổn định chính trị – xã hội, trật tự an toàn xã hội và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước ».

Đạt được những thành tựu trên, phải kể đến vai trò to lớn của Ngành ngoại giao Việt Nam « đã góp phần quan trọng đưa cách mạng nước ta vượt qua bao thác ghềnh và in đậm dấu ấn của mình trên mọi chặng đường của đất nước, từ việc góp phần giành và giữ vững độc lập của Tổ quốc từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, đến công cuộc kháng chiến thành công trước thực dân, đế quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Đồng thời ngoại giao đã đi đầu trong việc vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam. Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, nay Việt Nam đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, mở rộng và đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất với các nước, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển, an ninh của đất nước, tạo sự đan xen, gắn kết giữa lợi ích của ta với các nước » .

Riêng tại Pháp, nói đến ngoại giao, không thể không nhắc đến « chuyến thăm đầu tiên của Chủ tich Hồ Chí Minh, với tư cách là Nguyên thủ đầu tiên của một nước Việt Nam độc lập đến Pháp 6-9/1946, với việc ký kết Tạm ước 9/1946, Modus Vivandis, kết thúc 2 cuộc đàm phán kéo dài tại Đà Lạt và Fontainebleau giữa VN DCCH và Pháp lúc đó để thừa nhận nền độc lập của VN. Tôi muốn nhắc đến cuộc đàm phán kéo dài gần 5 năm trời từ 1968-1973 giưa Mỹ và VN, chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam, trong suốt thời gian đó VN đã trở thành biểu tượng của lương tri loài người, được sự ủng hộ rộng rãi của mọi tầng lớp, xu hướng, đảng phái chính trị ở Pháp cũng như trên toàn thế giới »…  « Chúng ta không bao giờ quên hình ảnh các hoạt động mạnh mẽ chống chiến tranh Việt Nam tại Pháp, như từ chối chuyển vũ khí lên tàu sang Ðông Dương, nằm lên đường ray chặn các đoàn tàu chở vũ khí sang Đông Dương, các cuộc biểu tình rầm rộ trên các đại lộ Paris trong những ngày diễn ra Hội nghị Paris về Việt Nam… ».

Chính trên tinh thần kỷ niệm này mà Đại sứ Nguyễn Thiệp đã thông báo « nhằm tiếp tục đóng góp làm giàu cho các bài học ln về đối ngoại, làm rõ bản sắc của ngoại giao Việt Nam, để thế hệ chúng ta có thể phát huy tốt hơn các kinh nghiệm, bài học của thế hệ đi trước, nhất là tư tưởng của Chủ tịch HCM trong hoạt động ngoại giao, từ đầu năm 2020 ĐSQ VN tại Pháp đã mở đợt công tác nghiên cứu, sưu tầm tìm kiếm lại toàn bộ tài liệu lưu trữ tại Pháp, tại ANOM, Lưu trữ Quốc gia ở Pierrefitte-sur-Seine, Lưu trữ của Bộ ngoại giao tại Courneuve về chuyến thăm năm 1946 của Bác tại Pháp. Chắc chắn các hình ảnh, âm thanh gốc cùng những tài liệu lưu trữ về cuộc đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn này sẽ góp phần làm phong phú thêm truyền thống “ dĩ bất biến ứng vạn biến” của Ngoại giao  VN ».

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :