Ca khúc mùa Noel nổi tiếng nhất mọi thời đại Jingle Bells xuất xứ từ đâu ?

Những ngày này trên khắp mọi nẻo đường góc phố, con hẻm… vang lên từ các quán cà phê, nhạc Giáng sinh Jingle Bells (Tiếng chuông ngân). Vậy bài hát ra đời như thế nào ?

Đối với hàng triệu người, ca khúc nhỏ bé và nội dung đơn giản này không thể thiếu được trong mùa lễ Giáng sinh, tương tự như mùa Giáng sinh thì không thể thiếu ông già Noel, con nai Rudolph, cây thông, thiệp mừng, quà cáp và những bữa tiệc thịnh soạn vậy.

Tuy nhiên có điều ít người biết là bản nhạc Jingle Bells có tuổi đời gần 200 năm tuổi này không có câu chữ nào đề cập đến lễ Noel, và thực ra nó được viết để hát trong một ngày lễ khác: Ngày lễ Tạ Ơn – Thanksgiving!


Theo Bách khoa mở Wikipedia, bài hát được sáng tác lần đầu vào năm 1840 với tên gọi « One Horse Open Sleigh ». Tác giả của bài hát là James S. Pierpont, một người sinh trưởng tại Medford tiểu bang Massachusetts, Mỹ rất có năng khiếu về âm nhạc. Ban đầu, bài hát được sáng tác cho ngày lễ Tạ Ơn, nhưng đã bị nhầm thành nhạc Giáng sinh do được trình diễn lại thành công đêm Giáng sinh vào lúc mới sáng tác.

Năm 1840, Pierpont được giao sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp Lễ Tạ Ơn. Khi đang ở nhà anh bắt gặp một nhóm người đang đua xe trượt tuyết giữa trời đông lạnh. Anh đã tham gia với họ và chiến thắng, cũng vào lúc đó, anh bị ấn tượng bở những chiếc chuông kêu lanh canh gắn trên xe ngựa kéo. Bài hát được sáng tác trong đêm đó và được đánh thử nghiệm bằng cây đàn piano của bà hàng xóm Otis Waterman.

« Jingle Bells » đã được giữ bản quyền với tên ban đầu là « One Horse Open Sleigh » vào ngày 16 tháng 9 năm 1857. Nó được in lại năm 1859 với tiêu đề sửa đổi « Jingle Bells », hoặc  » One Horse Open Sleigh ». Tình trạng bản quyền của bài hát này có kể từ khi được đưa vào phạm vi công cộng.

Nhà lịch sử âm nhạc James Fuld ghi chú rằng « jingle » trong tiêu đề và mở đầu là một « động từ bắt buộc ». Tuy nhiên, nó thường được dùng để chỉ một loại chuông.

Pierpont tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857, và đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc này khiến bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi tràn xuống phía nam. 20 năm sau đó, « Jingle Bells » có lẽ là bản nhạc hát dạo mùa giáng sinh được phổ biến nhất và là một trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ. Bài hát ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa Giáng sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản Giáng sinh khác cho đến tận ngày nay.

Giáng sinh luôn là thời khắc kỳ diệu nhất trong năm, đem tới sự lắng đọng trong những phút giây đẹp đẽ nhất của mùa đông. Giáng sinh có thể đem theo những niềm vui và gợi lại cả những nỗi buồn, nhưng đó luôn là ngày mà ai cũng có quyền nghĩ về những gì mình yêu quý và tìm sự bình yên theo những cách riêng. Tổng thống thứ 30 của nước Mỹ, Calvin Coolidge, từng nói: “Giáng sinh không chỉ là một khoảng thời gian hay một mùa tiết mà đó còn là một trạng thái của tâm hồn, với sự bình an và hạnh phúc”.

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :