Surmonter les conséquences de l’Agent orange/dioxine au Vietnam
Surmonter les conséquences de l’agent Orange au Vietnam
Au Vietnam, sur la période 2010-2020, la superficie totale de recherche et de déminage des bombes et des mines est de plus de 500 000 hectares (5000 km2), dont plus de 400 000 hectares sont réalisés par des unités relevant du Ministère de la Défense du Vietnam et 80 000 hectares par des organisations internationales. Depuis 2010 à ce jour, plus de 12 624 milliards de VND (505 millions d’euros) ont été consacrés dans ce but : 1 427 milliards de VND (57 millions d’euros) pour le déminage ; 9 000 milliards de VND (360 millions d’euros) pour les programmes de développement et 2 197 milliards de VND (87,9 millions d’euros) de subventions étrangères.
Les points chauds ayant un taux supérieur de produits chimiques toxiques / dioxines ont été fondamentalement traités, dont les aéroports de Da Nang (ville de Da Nang), de Phu Cat (province de Binh Dinh), de Bien Hoa (province de Dong Nai), de ASo (district d’A Luoi, province de Thua Thien-Hue). Des programmes de soutien aux victimes dans ces provinces ont été mis en œuvre.
De plus, les autorités compétentes ont enquêté, collecté et traité le produit chimique CS (un autre produit utilisé par l’armée américaine durant la guerre). A ce jour, environ 260 tonnes de CS ont été prélevées dans les provinces de la région militaire N°4 (Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue) ; N°5 (Quang Nam, Quang Ngai, Binh Dinh, Gia Lai, Kon Tum) ; N° 7 (Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Long An, Tay Ninh, Binh Duong, Binh Phuoc, Lam Dong, Binh Thuan et Ho Chi Minh Ville) ; N° 9 (delta du Mékong et zones côtières Vietnam du Sud.
À ce jour, environ 163 000 militaires et civils vietnamiens ont été infectés par des toxines chimiques et plus de 73 000 de leurs descendants atteints de graves séquelles tant physiques que psychiques bénéficient de prestations mensuelles et reçoivent l’assurance maladie gratuite. La qualité de vie et la santé des victimes de l’Agent orange / dioxine sont régulièrement contrôlées à travers des programmes d’aide du Ministère du Travail, des Invalides de Guerre et des Affaires Sociales et du Ministère de la Santé vietnamienne et des organisations humanitaires.
Khắc phục hậu quả chất độc da cam tại Việt Nam
Tại Việt Nam, giai đoạn 2010-2020, tổng diện tích khảo sát, rà phá bom mìn là hơn 500.000 ha (5000 km2), trong đó hơn 400.000 ha do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng VN thực hiện, 80.000 ha do các tổ chức quốc tế thực hiện. Từ 2010 đến nay, hơn 12.624 tỷ đồng (505 triệu €) là tổng nguồn lực đã được dành cho công tác khảo sát, rà phá bom mìn, trong đó từ Chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn là 1.427 tỷ đồng (57 triệu €), từ các dự án đầu tư phát triển là 9.000 tỷ đồng (360 triệu €), từ viện trợ không hoàn lại của nước ngoài khoảng 2.197 tỷ đồng (87,9 triệu €).
Các điểm nóng tồn lưu chất độc hóa học/dioxin được tổ chức khắc phục cơ bản, trong đó có việc hoàn thành xử lý, cô lập ở sân bay Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng), sân bay Phù Cát (tỉnh Bình Định), đang tiến hành nghiên cứu xử lý ở sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), sân bay ASo (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế) ; tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ cho nạn nhân ở các tỉnh bị phun rải nặng chất độc hóa học/dioxin.
Ngoài ra, các lực lượng chức năng thực hiện điều tra, thu gom, xử lý chất độc hóa học CS (một loại chất độc khác do không quân Mỹ rải), đến nay, đã xử lý khoảng 260 tấn chất độc CS trên địa bàn các tỉnh thuộc các Quân khu 4 (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế), Quân khu 5 (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum) ; Quân khu 7 (Đồng Nai, Bả Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận) ; Quân khu 9 (Đồng bằng sông Cửu Long và vùng biển phía nam Việt Nam) ; khoanh vùng chống lan tỏa cho 18 điểm xử lý tập trung tại các tỉnh ; xây dựng bản đồ các điểm phát hiện tồn lưu…
Tính đến nay, có khoảng 163.000 người hoạt động kháng chiến và dân thường bị nhiễm chất độc hóa học và hơn 73.000 con đẻ của họ bị ảnh hưởng bởi các chứng bệnh nan y đang được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Chất lượng cuộc sống và sức khỏe của các nạn nhân bom mìn, chất độc da cam/dioxin thường xuyên được theo dõi thông qua các chương trình, dự án, hoạt động của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế Việt Nam và các tổ chức nhân đạo có liên quan.
Laisser un commentaire