Hầm Hải Vân 2 đi vào hoạt động

Công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành, đưa vào sử dụng vào năm 2005. Hầm đường bộ Hải Vân gồm 1 hầm chính, 1 hầm lánh nạn chạy song song với hầm chính, 1 hầm thông gió và 3 hầm lọc bụi tĩnh điện cùng 15 ống hầm thông ngang. Sau khi đưa vào sử dụng, Hầm đường bộ Hải Vân không chỉ rút ngắn đáng kể đoạn đường qua đèo từ 21km xuống còn hơn 6,2km, bảo đảm an toàn cho các phương tiện qua lại (vì không còn phải đi đường đèo nữa) mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ cho các địa phương trong khu vực.

Tuy nhiên, mật độ phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 1A, đặc biệt là đoạn qua miền Trung nói chung, hầm đường bộ Hải Vân nói riêng ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Nên sau hơn 10 năm khai thác, đến nay, hầm đường bộ Hải Vân đã trở nên quá tải, nhất là vào những lúc cao điểm, dẫn đến mất an toàn giao thông, gây ra ùn tắc, hỏa hoạn… Vì vậy, việc đầu tư mở rộng hầm đường bộ Hải Vân nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải hiện tại và trong tương lai là vô cùng cần thiết.

Hạng mục hầm Hải Vân lần này được chia thành 2 giai đoạn :

Giai đoạn 1 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 để giải quyết tình trạng xuống cấp cần trùng tu, sửa chữa, đã hoàn thành từ tháng 8.2017.

Giai đoạn 2, tổ chức thi công hầm Hải Vân 2 với chiều dài toàn tuyến 31,95 km. Riêng chiều dài hầm là 6,2 km được thiết kế với chiều rộng 9,7 m ; bao gồm 2 làn xe rộng 7 m ; đường bộ hành và bảo dưỡng rộng 1 m ; dải an toàn 1,5 m ; đường dẫn phía bắc dài khoảng 1,7 km ; đường dẫn phía nam dài 4 km. Phần còn lại là đường xe hơi song song với đường đã có.

Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư ban đầu là 26.154 tỷ đồng (105 triệu €) do Tập đoàn Đèo Cả (Việt Nam) làm nhà đầu tư.

Chúng ta còn nhớ, khi xây dựng đèo Hải Vân năm 2000, Việt Nam phải nhờ đến doanh nghiệp Úc. Nay, công trình Hải Vân 2 hoàn toàn do một doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận.

Laisser un commentaire

%d blogueurs aiment cette page :